Lịch sử tư tưởng chính trị - xã hội Việt Nam từ Bắc thuộc đến thời kỳ Lý - Trần
Thời kỳ Bắc thuộc cho đến triều đại Lý - Trần là một giai đoạn dài và nhiều biến động trong lịch sử Việt Nam. Năm 938, thời kỳ phong kiến Trung Quốc đô hộ Việt Nam đã chấm dứt với chiến thắng lẫy lừng của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng, khôi phục nền độc lập và chủ quyền quốc gia. Trải qua các triều đại: Ngô, Đinh, Tiền Lê, đặc biệt là triều đại Lý - Trần, có thể nói sự phát triển và những thành tựu rực rỡ về nhiều mặt mà các vương triều này xác lập được đã tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển với quy mô lớn hơn trong các thế kỷ sau.
Trong sự phát triển chung của đất nước, sự phát triển về tư tưởng chính trị - xã hội đóng vai trò trọng yếu và mang những đặc điểm riêng của mỗi vương triều. Trải qua nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc, Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo đã được truyền vào và nảy mầm trên đất nước ta, những đạo lý, tư tưởng của các tôn giáo này ít nhiều đã có tác động tới người dân đất Việt. Tuy nhiên, với tinh thần, tư tưởng đấu tranh giành độc lập, chống Hán hóa cao độ của nhân dân ta, những tôn giáo này đều phải thích nghi với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam, hòa nhập với văn hoá truyền thống bản địa.
Sau khi đất nước đã giành được độc lập, chủ quyền, tư tưởng chính trị - xã hội qua các triều Ngô, Đinh, Tiền Lê chủ yếu hướng tới mục tiêu thống nhất quốc gia và xây dựng nhà nước trung ương tập quyền.
Thời Lý - Trần, chế độ trung ương tập quyền đã khá ổn định và xây dựng được những thiết chế tương đối hoàn bị. Bộ máy chính quyền được thiết lập từ trung ương đến địa phương; thời nhà Lý bắt đầu phát triển hoạt động lập pháp với sự ra đời của bộ Hình thư - bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta. Đặc điểm tư tưởng chính trị - xã hội dưới triều Lý - Trần thể hiện qua tư tưởng dời đô; tư tưởng yêu nước, quyết tâm giành độc lập dân tộc; tư tưởng trọng dân; tư tưởng quân quyền; tư tưởng thần quyền.
Quá trình phát triển tư tưởng chính trị - xã hội nước ta từ thời Bắc thuộc cho đến triều Lý - Trần cũng như đặc điểm tư tưởng chính trị - xã hội của từng triều đại đã được tác giả Lê Văn Quán phân tích, khái quát dựa trên các cứ liệu lịch sử phong phú. Cuốn sách này thể hiện sự nghiên cứu tâm huyết của tác giả, nối tiếp cuốn sách Lịch sử tư tưởng chính trị - xã hội Việt Nam từ tiền sử đến thời kỳ dựng nước đã xuất bản năm 2006./.
Ông Ba-rắc Ô-ba-ma đắc cử Tổng thống Mỹ  (05/11/2008)
Hội nghị quan chức Cam-pu-chia - Lào - Mi-an-ma - Việt Nam  (05/11/2008)
“Quyền lực thứ tư” ủng hộ ông Ô-ba-ma  (05/11/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên