“Văn hoá súng đạn” và nhân quyền của Mỹ
Vụ thảm sát sáng 16-4-2007 do một sinh viên Mỹ gốc Hàn Quốc dùng súng bắn chết 32 giáo sư, sinh viên và làm bị thương 29 người khác tại trường Đại học công nghệ Vơ-gi-ni-a rồi tự sát, là một sự kiện gây chấn động dư luận.
Nước Mỹ đã “đau đớn và thật sự kinh hoàng”. Ngày 17-4-2007, trong buổi lễ tưởng niệm các nạn nhân xấu số tại trường Đại học công nghệ Vơ-gi-ni-a, Tổng thống Mỹ G. Bu-sơ coi đây là vụ thảm sát tồi tệ nhất trong lịch sử học đường tại Hoa Kỳ, và nó sẽ còn in đậm trong lịch sử nước Mỹ. Hiệu trưởng trường Đại học công nghệ Vơ-gi-ni-a, ông Sác-lơ Xtê-giơ nói: “ Trường Đại học không chỉ mất đi những thành viên ưu tú, mà còn mất đi sự bình yên. Đây là bài học còn phải nhớ mãi”. Vụ thảm sát kinh hoàng này khiến người ta phải suy nghĩ, bàn luận nhiều điều về siêu cường Mỹ, trong đó có “ văn hoá súng đạn” và nhân quyền của Mỹ.
Từ “Văn hóa súng đạn”...
“ Văn hoá súng đạn” là ngôn từ mà ông Giôn Hô-uốt, Thủ tướng Ô-xtrây-li-a, đã thốt ra sau sự kiện ngày 16-4 vừa qua. Ông nói: “Luật dùng súng và văn hoá súng đạn của nước Mỹ đã lấy đi nhiều mạng sống…Chúng tôi đã nỗ lực để hạn chế súng đạn lưu hành và chúng tôi đã cho thấy rằng văn hoá súng đạn tiêu cực như ở Mỹ không bao giờ xuất hiện tại Ô-xtrây-li-a”.
“Văn hoá súng đạn”, một biểu hiện tập trung của “văn hoá bạo lực” được thể hiện cả trên bình diện luật pháp cũng như trên thực tế cuộc sống ở Mỹ. Nó tràn lan trong phim ảnh, sách báo Mỹ. Hiến pháp và luật pháp Mỹ cho phép công dân nước này quyền sở hữu và mang theo vũ khí bên mình. “Quyền được mang và sử dụng vũ khí” được coi là một quyền tự do cá nhân bất khả xâm phạm, được sùng kính tại đây. Logic lý luận của họ là “nếu tội phạm có súng, tốt hơn là vũ trang cho tất cả mọi người”. Sự sùng kính tự do cá nhân với “văn hoá súng đạn” ở Mỹ đã gây hậu quả “gậy ông đập lưng ông” thật khó tưởng tượng. Các con số thống kê của Mỹ cho biết: có tới 250 triệu khẩu súng cá nhân thường xuyên lưu hành “tự do theo pháp luật” ở Mỹ. Như vậy, xem ra gần như mỗi công dân của siêu cường Mỹ sở hữu một khẩu súng. Tờ ABC news, trong bài điều tra về quá trình mua vũ khí gây án của hung thủ vụ thảm sát nói trên cho biết: Do được cấp thẻ xanh từ bốn năm trước đây nên cậu sinh viên này điềm nhiên có quyền mua một khẩu súng ngắn 9 ly và đạn cùng nhiều thuốc nổ trước đó 36 ngày tại cửa hàng bán vũ khí Roano Firearms với giá 571 USD. ABC news còn cho rằng, nếu như nước Mỹ có đạo luật thắt chặt hơn về việc mua bán vũ khí thì mọi sự đã không như thế, mỗi năm đã không có tới hơn 300.000 người phải bỏ mạng vì súng đạn ở nước này... Tuy nhiên, theo một thống kê khác, kể từ năm 1963, sau khi Tổng thống Ken-nơ-đi bị sát hại, số người Mỹ bị thiệt mạng vì súng đạn ở nước này còn cao hơn rất nhiều số người Mỹ chết trong các cuộc chiến tranh mà Mỹ gây ra.
Riêng thứ “văn hoá súng đạn” trong học đường cũng là nét “rất độc đáo”, rất phổ biến ở Mỹ. Hãng tin Mỹ AP cho biết, sau vụ thảm sát ở Đại học công nghệ Vơ-gi-ni-a, nhiều trường học tại ít nhất 10 tiểu bang của nước Mỹ đã phải đóng cửa hôm 17-4-2007 sau khi nhận được những lời đe dọa có bạo lực học đường. Tại Lu-xi-a-na, Môn-ta-na và Oa-sinh-tơn, các lời đe doạ có nhắc tới vụ thảm sát ở Vơ-gi-ni-a. Tại Môn-ta-na, một sinh viên đã nhặt được mẩu giấy trong phòng học với lời đe doạ: “Vụ thảm sát sẽ xảy ra tại Great Fall High vào lúc 12 giờ 30 và có thể tồi tệ hơn vụ Vơ-gi-ni-a”. Cũng theo tờ ABC news đã dẫn, chỉ tính trong 10 năm gần đây, nước Mỹ đã chứng kiến hơn 20 vụ thảm sát học đường làm gần 400 người thiệt mạng. Thủ phạm phần lớn đều là học sinh, sinh viên và đều sử dụng súng đạn bắn chết thầy cô và bạn bè. Tờ báo này đặt câu hỏi: “Một quốc gia thường xuyên soi xét mức độ nhân quyền của những nước khác trên thế giới lại để cho những vụ bạo lực trường học triền miên tái diễn, liệu có phải là cách bảo vệ nhân quyền hay không ?”.
...Đến nhân quyền ở Mỹ
Vậy là, chính người Mỹ đã và đang đặt vấn đề cần phải xem xét lại cái gọi là “văn hoá súng đạn” và tình hình nhân quyền của nước họ.
Quan điểm nhân quyền, cách tiếp cận về nhân quyền, nội dung nhân quyền của mỗi giai cấp, mỗi quốc gia, dân tộc có những điểm khác nhau, nhưng chắc chắn “quyền được sống” là điểm chung nhất, lớn nhất, cốt yếu nhất của khái niệm nhân quyền. Chỉ riêng cái thứ “văn hoá súng đạn” của Mỹ mối năm đã cướp đi quyền được sống của hàng vạn người Mỹ vô tội, vậy thì “nhân quyền” của Mỹ là thế nào?
Trong các nạn nhân của vụ thảm sát 16-4 vừa rồi, có nhiều giáo sư giảng dạy tại Vơ-gi-ni-a đến từ Ấn Độ, I-xra-en và Ca-na-đa, trong số đó, có một vị giáo sư người I-xra-en là Li-viu Li-bre-xcu. Ông là người từng sống sót sau thảm họa diệt chủng người Do Thái do phát xít Đức gây ra trong chiến tranh thế giới thứ hai. Ông chuyển từ Ru-ma-ni tới I-xra-en sinh sống, sau đó giảng dạy tại Vơ-gi-ni-a. Và tại Mỹ, ông đã bị tước đi quyền được sống bởi thứ “văn hoá súng đạn” của nước này, mà chính học trò của ông là thủ phạm. Thế mới biết, thứ “văn hoá súng đạn” của Mỹ ghê gớm, phản nhân quyền biết chừng nào!
Đó chỉ là một phần trong các vấn đề nhân quyền của Mỹ. Trong khi tình trạng nhân quyền của Mỹ là thế, vậy mà Oa-sinh-tơn vẫn tự đề cao những “giá trị” và “nhân quyền” của mình là “mẫu mực” nhất thế giới, và luôn tìm cách áp đặt cho các nước phải noi theo. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có một “thông lệ kỳ quặc” là tự cho mình cái quyền hằng năm ra báo cáo phán xét về tình trạng nhân quyền trên thế giới, phê phán hàng loạt nước “vi phạm” nhân quyền. Mới đây, một vài dân biểu, nghị sĩ Mỹ do không nắm bắt được tình hình thực tế ở Việt Nam, hoặc do thái độ thiếu thiện chí đã đưa ra một dự thảo nghị quyết sai trái cáo buộc Việt Nam vi phạm nhân quyền, đồng thời yêu cầu Chính phủ Việt Nam trả tự do cho Nguyễn Văn Lý vừa bị kết án tù vì tội hoạt động chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đáng tiếc là Ủy ban Quan hệ đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua dự thảo nghị quyết này. Việc làm sai trái đó không có lợi cho mối quan hệ Việt - Mỹ đang không ngừng phát triển.
Những thành tích phấn đấu cho những quyền cơ bản của con người ở Việt Nam đã được dư luận thế giới thừa nhận, đánh giá cao. Đảng Cộng sản, Chính phủ và nhân dân Viẹt Nam đã và đang cố gắng mang hết sức mình và biết cách giải quyết vấn đề nhân quyền ở đất nước Việt Nam một cách tích cực, thiết thực và có hiệu quả nhất. Nếu quan tâm đến nhân quyền, những dân biểu, nghị sĩ Mỹ trước hết hãy quan tâm đến nhân quyền ở ngay tại nước Mỹ, vì ở đó còn rất nhiều vấn đề về nhân quyền chưa được giải quyết, trong đó quyền được sống của hàng triệu con người, của các thế hệ thầy, trò trong các trường học Mỹ đã và đang bị thứ “văn hoá súng đạn”, “bạo lực học đường” đe doạ, rình rập cướp đi mạng sống.
GDP năm 2006  (10/05/2007)
Số học sinh phổ thông 2006-2007  (10/05/2007)
Dự báo GDP của ASEAN 2007  (10/05/2007)
Kinh tế Đông Á tăng trưởng cao  (10/05/2007)
Chính sách tiền lương của Singapore đối với những người làm việc trong bộ máy công quyền  (10/05/2007)
Xu hướng việc làm toàn cầu  (10/05/2007)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển