Xu hướng việc làm toàn cầu
Ngày 24 tháng 01 năm 2007, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã công bố Báo cáo về “Xu hướng việc làm toàn cầu”, trong đó có những thông tin đáng lưu ý:
(1) Số người thất nghiệp đã giảm đáng kể tại những nước có nền kinh tế phát triển, tiêu biểu là tại các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU).
(2) Đông Á là khu vực đạt mức tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới trong năm 2006 (bình quân là 8%), và có tỷ lệ thất nghiệp ở mức 3,6% - thấp nhất thế giới.
(3) Ước tính trên thế giới vào năm 2006 có khoảng 2,9 tỉ người trên 15 tuổi có việc làm, nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn ở mức 6,3% và có tới 1,37 tỉ người lao động có thu nhập dưới 2 USD/ngày.
(4) Thanh niên là đối tượng bị thất nghiệp nhiều nhất. Năm 2006, thế giới có tới 86,3 triệu thanh niên từ 18 đến 24 tuổi không có việc làm, chiếm 44% trong tổng số 195,2 triệu người thất nghiệp. Số thanh niên thất nghiệp ở khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương cao hơn nhiều so với toàn cầu. Ở cùng độ tuổi thì nữ giới bị thất nghiệp cao hơn nhiều so với nam giới, năm 2006 chỉ có khoảng 49% phụ nữ trên 15 tuổi có việc làm, trong khi tỷ lệ này ở nam giới là 74%.
(5) Một trong những mâu thuẫn đáng quan ngại là mặc dù trong năm 2006 kinh tế thế giới tăng trưởng mạnh ở mức 5,2%, nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao - ở mức 6,3%. Nếu không chú trọng giải quyết hài hòa việc tăng đầu tư vào các lĩnh vực và mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tăng trưởng việc làm, thì tình trạng thất nghiệp sẽ còn trầm trọng hơn.
(6) Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp trên toàn cầu dự đoán sẽ tăng thêm 24 triệu người vào năm 2015, với 11 triệu ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương (nhưng không bao hàm các nền kinh tế phát triển như Australia và New Zealand).
(7) Việc làm và cải thiện mức sống là vấn đề cấp thiết với châu Á: tính đến cuối năm 2006, châu lục này có hơn 1 tỉ lao động nghèo, sống với mức chi tiêu không đầy 2 USD/ngày, trong đó có tới 330-600 triệu người sống với mức chi tiêu dưới 1 USD/ngày. Dự báo trong 10 năm tới, châu Á sẽ phải tạo thêm 250 triệu việc làm mới, đồng thời phải nâng cao mức sống cho một số lượng rất lớn người lao động.
Nguồn: Bản tin Hội đồng Lý luận Trung ương số 58, tháng 2 năm 2007
Cạnh tranh nhân lực trong hệ thống ngân hàng thương mại  (10/05/2007)
Liên minh châu Âu đẩy nhanh cải cách kinh tế  (10/05/2007)
Các nhà đầu tư quốc tế chuyển vốn từ USD sang EURO?  (10/05/2007)
Đà tăng trưởng kinh tế của châu Á đang bị đe dọa bởi vấn đề môi trường  (10/05/2007)
Cơ hội và thách thức đối với kinh tế - xã hội Nga  (10/05/2007)
Có ba loại hình chủ nghĩa tư bản?  (10/05/2007)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển