Cạnh tranh nhân lực trong hệ thống ngân hàng thương mại
Tính đến đầu tháng 1-2007, hệ thống ngân hàng thương mại ở nước ta gồm 5 ngân hàng quốc doanh, 32 ngân hàng cổ phần, 5 ngân hàng liên doanh và 35 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thêm vào đó, hiện còn có 10 bộ hồ sơ xin thành lập ngân hàng mới, trong đó chủ yếu là các ngân hàng nước ngoài. Với sự sôi động của nền kinh tế và tác động từ việc Việt Nam gia nhập WTO, chưa bao giờ nhu cầu về nhân lực và cạnh tranh nhân lực của ngành ngân hàng lại tăng như hiện nay.
Với yêu cầu của gần 80 đơn vị cơ sở trong hệ thống ngân hàng thương mại đã có, và của các đơn vị sắp thành lập, đội ngũ cán bộ chuyên môn hiện đang rất thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Những ngân hàng có thâm niên muốn giữ được người thì phải nâng lương; các ngân hàng “trẻ” hơn buộc phải làm theo để hút nhân lực về phía mình. Xu hướng chung là chi phí tiền lương, tiền công lao động của các ngân hàng sẽ bị “đội lên”, mặc dù chất lượng nhân lực có thể chưa tương xứng; với tình hình đó, trong năm 2007, khó có thể tìm được mặt bằng chung về lương giữa các ngân hàng. Hơn nữa, từ 01-4-2007, các chi nhánh ngân hàng 100% vốn nước ngoài sẽ được thành lập ở nước ta (theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam), khi đó sự cạnh tranh về nhân lực trong hệ thống ngân hàng thương mại sẽ còn tăng cao hơn.
Một số nhà quản lý và chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng lo ngại rằng, khi nguồn nhân lực hạn chế mà phải cạnh tranh thì rủi ro và chảy máu chất xám rất dễ xảy ra.
Nguồn: Bản tin Hội đồng Lý luận Trung ương số 58, tháng 2 năm 2007
Liên minh châu Âu đẩy nhanh cải cách kinh tế  (10/05/2007)
Các nhà đầu tư quốc tế chuyển vốn từ USD sang EURO?  (10/05/2007)
Đà tăng trưởng kinh tế của châu Á đang bị đe dọa bởi vấn đề môi trường  (10/05/2007)
Cơ hội và thách thức đối với kinh tế - xã hội Nga  (10/05/2007)
Có ba loại hình chủ nghĩa tư bản?  (10/05/2007)
Công nghệ hội tụ  (10/05/2007)
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Chính sách đối ngoại đa phương của nước Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Nâng cao chất lượng quản lý đảng viên ở ngoài nước trong giai đoạn mới: Thực trạng và giải pháp
- Xây dựng huyện đảo Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế - xã hội trên biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo: Thực tiễn và vấn đề đặt ra hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên