Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Doanh nghiệp nhà nước thực hiện 5 tiên phong để góp phần phát triển đất nước
TCCS - Ngày 15-6-2024, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp nhà nước, với chủ đề “Doanh nghiệp nhà nước tham gia đóng góp, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế”.
Cùng dự hội nghị có các đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ: Lê Minh Khái, Lê Thành Long; lãnh đạo các bộ, ngành trung ương và hơn 150 tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp, ngân hàng thương mại nhà nước.
Tại hội nghị, lãnh đạo các các bộ, ngành, nhất là lãnh đạo các doanh nghiệp tập trung đánh giá tình hình, vai trò, sự đóng góp của doanh nghiệp nhà nước đối với phát triển kinh tế - xã hội; đặc biệt, hiến kế, đề xuất các nhiệm vụ giải pháp để cả nước thực hiện hiệu quả 2 mục tiêu quan trọng là vừa kiểm soát lạm phát, vừa thúc đẩy tăng trưởng.
Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ chuyển lời thăm hỏi, chúc sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới các đại biểu tham dự hội nghị; mong muốn các doanh nghiệp nhà nước phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, gặt hái được nhiều thành công hơn nữa, hoàn thành tốt nhiệm vụ của doanh nghiệp và đối với đất nước, nhân dân.
Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ, năm 2024 là năm có ý nghĩa tăng tốc, hết sức quan trọng đối với việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. Từ nay đến cuối năm, bên cạnh một số thuận lợi cơ bản, dự báo tình hình sẽ còn diễn biến nhanh chóng, phức tạp, đặt ra nhiều khó khăn, thách thức hơn nữa.
Trong bối cảnh đó, để phát huy tối đa lợi thế nguồn lực và huy động tối đa sự tham gia, đóng góp của doanh nghiệp nhà nước trong thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty quán triệt một số quan điểm, định hướng về đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp nhà nước.
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, phải luôn xác định rõ vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước là lực lượng quan trọng nòng cốt đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy tăng trưởng ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm các cân đối lớn; yêu cầu phát huy tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tinh thần sáng tạo và tinh thần yêu nước, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, các doanh nghiệp nhà nước thực hiện nhiệm vụ, sứ mệnh cao cả này, tập trung vào chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, nhất là các ngành sản xuất chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo...
Cùng với đó, tiếp tục triển khai hiệu quả các đề án cơ cấu lại, chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất, kinh doanh, đầu tư phát triển hằng năm và 5 năm của doanh nghiệp đã được phê duyệt; xử lý dứt điểm các vấn đề tồn đọng kéo dài; chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước một cách căn cơ, toàn diện, bài bản, bền vững; đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng hiệu quả các dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước để thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng truyền thống, các động lực tăng trưởng mới, cũng như 3 đột phá chiến lược; ưu tiên hình thành phát triển lực lượng doanh nghiệp dân tộc, doanh nghiệp quy mô lớn nhằm phát huy vai trò tiên phong một số ngành, lĩnh vực quan trọng có lợi thế cạnh tranh và khả năng dẫn dắt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Mong muốn, mỗi ngành có một doanh nghiệp như Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel); mỗi địa phương có một doanh nghiệp như Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Becamex), Thủ tướng Chính phủ yêu cầu doanh nghiệp nhà nước thực 5 tiên phong gồm: Tiên phong trong đổi mới sáng tạo, ứng dụng và làm chủ khoa học - công nghệ trong thời đại công nghiệp 4.0; tiên phong trong hội nhập quốc tế và đầu tư ra nước ngoài có hiệu quả; tiên phong trong khai thác hiệu quả các nguồn lực của đất nước, đi đôi với tích cực đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tiên phong trong nghiên cứu, đề xuất và thực hiện các cơ chế, chính sách đột phá để phát triển đất nước, trong đó có phát triển doanh nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với việc làm, an sinh xã hội; tiên phong trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và quản trị thông minh trong phát triển doanh nghiệp.
Giao nhiệm vụ cụ thể cho các doanh nghiệp nhà nước trong từng ngành, lĩnh vực như: cung ứng điện, xăng dầu; lương thực, thực phẩm; các dịch vụ công ích..., Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp; sát sao, hỗ trợ, phối hợp và đồng hành cùng doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nhà nước, trên tinh thần “nghĩ thật, nói thật, làm thật, có hiệu quả thật, người dân được thụ hưởng thật” và “đã nói phải làm, đã cam kết phải thực hiện, đã thực hiện phải có kết quả thiết thực, cụ thể”.
Thủ tướng Chính phủ cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành, trong đó, tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý quản lý doanh nghiệp nhà nước; có cơ chế đặc thù đặt hàng doanh nghiệp nhà nước; xác định rõ cơ quan đại diện chủ sở hữu cho một số doanh nghiệp quy mô lớn; tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho doanh nghiệp; có một số ưu đãi về tài chính, thủ tục hành chính, gắn với vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước; xem xét có gói chính sách với quy mô đủ lớn, phù hợp, khả thi để hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp “đầu đàn”, doanh nghiệp dân tộc và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, các ngành, lĩnh vực mới, như chip, bán dẫn, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh; rà soát, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy triển khai các dự án đầu tư lớn, trọng điểm.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn luôn cầu thị, lắng nghe kiến nghị của doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nhà nước, mong muốn và tin tưởng với vai trò nòng cốt của các tập đoàn, tổng công ty trong quản lý, sử dụng những nguồn lực khổng lồ của đất nước; với sự đoàn kết, thống nhất, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp nhà nước tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của năm 2024 là thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế theo đúng tinh thần “đi lên từ bàn tay, khối óc, chân trời, cửa biển của mình; biến không thành có, biến khó thành dễ, biến cái không thể thành cái có thể; bàn làm, không bàn lùi”./.
Trung Duy (tổng hợp)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Thi đua đạt mục tiêu cả nước có 3.000km đường bộ cao tốc trước ngày 31-12-2025  (15/06/2024)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử  (11/06/2024)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Phấn đấu tăng trưởng đạt cận trên, lạm phát ở cận dưới so với mục tiêu  (09/06/2024)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm