G-8, G-14, G-20, hay lớn hơn nữa?
TCCSĐT - Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G8 vừa qua, đã diễn ra Diễn đàn các nền kinh tế lớn (MEF) gồm G-8 và 5 nền kinh tế lớn khác là Trung Quốc, Ấn Ðộ, Bra-xin, Mê-hi-cô và Nam Phi (Diễn đàn G-8+5); Diễn đàn về an ninh lương thực trong khuôn khổ mở rộng với sự tham gia của đại diện các nước châu Phi, Liên minh châu Phi và nhiều tổ chức quốc tế khác; cuộc gặp giữa thành viên các nước G-8 với nguyên thủ các nước tham gia G-8+6.
Chủ đề tại các cuộc thảo luận của Nhóm G-8 và G-8 mở rộng là đánh giá để đi tới nhận thức chung về nhiều vấn đề: từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến an ninh lượng thực và trợ cấp nông nghiệp cho các nước nghèo; từ việc tái khởi động các cuộc đàm phán về thương mại tự do toàn cầu đến vấn đề giảm mức độ khí thải gây hiệu ứng nhà kính; từ tiến trình hoà bình Trung Đông đến chương trình hạt nhân của của CHDCND Triều Tiên và I-ran.
Lĩnh vực đạt được kết quả nhiều nhất tại Hội nghị lần này là vấn đề thương mại. Tuyên bố chung của Nhóm G-14 ở hội nghị lần này nhằm hoàn tất vòng đàm phán tự do thương mại Đô-ha vào năm 2010. Ngoài ra, các nước cũng thảo luận về đề xuất của Mỹ rằng, các nước giàu cần hỗ trợ 15 tỉ USD trong một vài năm cho việc phát triển nông nghiệp ở những nước nghèo để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực.
Rõ ràng là, từ những vấn đề đạt được thỏa thuận, những vấn đề bỏ ngỏ, hay còn bất đồng ý kiến tại Hội nghị lần này cho thấy: thế giới đã đổi thay, và, G-8 đã đến lúc cần phải thay đổi.
Sở dĩ như vậy là vì, thứ nhất, G8 không phải là một tổ chức quốc tế, không đưa ra và cũng không ký kết các hiệp ước quốc tế, không có điều lệ và ban thư ký riêng. Quyết định của G-8 không có tính ràng buộc. Thông thường, các hội nghị của G-8, kể cả Hội nghị thượng đỉnh, chỉ có tác dụng ghi nhận ý tưởng của các bên cùng thực hiện một chính sách hoặc đưa ra lời khuyến cáo hoặc kiến nghị cho các thành viên khác trong cộng đồng quốc tế áp dụng các cách tiếp cận khả dĩ để giải quyết các vấn đề phát sinh.
Trong hơn một thập kỷ gần đây, nhiều nền kinh tế mới nổi lên, nhiều khối liên kết đang ngày càng khẳng định vị thế và tầm ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế như Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin, Nga, Nam Phi, Ai-cập, A-rập Xê-út, nhóm các nước BRIC, Tổ chức SCO...
Thứ hai, tuy vẫn mang tên gọi là Hội nghị G-8, nhưng trên thực tế, Hội nghị G-8 hiện nay đã mang một ý nghĩa và phạm vi rộng lớn hơn trước đây rất nhiều. Trong những năm gần đây, tham gia Hội nghị thượng đỉnh G8 còn có lãnh đạo của các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin, Mê-hi-cô; đại diện của nhiều nước và tổ chức quốc tế.
Hội nghị thượng đỉnh G-8 lần này được mở rộng thành Diễn đàn các nền kinh tế lớn (MEF) với sự tham dự của 5 nền kinh tế mới nổi (gồm Bra-xin, Trung Quốc, Ấn Độ, Mê-hi-cô và Nam Phi) cùng với Ai-cập (đại diện cho Trung Đông) và một số nước châu Phi nữa.
Trong cuộc họp ngày 9-7-2009 thảo luận về các vấn đề kinh tế có sự tham gia của 6 nước khác là Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin, Mê-hi-cô, Nam Phi và Ai Cập. Sau đó là sự tham gia của Ôt-xtrây-li-a, In-đô-nê-xi-a và Hàn Quốc. Ngoài những nước nêu trên còn có đại diện của Tây Ban Nha, Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, nhiều nước châu Phi, đại diện của Liên hợp quốc, Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới, Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển.
Lần đầu tiên trong Hội nghị G-8 có sự tham gia của đại diện gần 40 nước và tổ chức quốc tế, bởi vì không thể thảo luận về những vấn đề của cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế thế giới mà không có sự tham gia của Trung Quốc, Ấn Độ; không thể thảo luận về các biện pháp giải quyết hòa bình ở Trung Đông mà lại thiếu sự tham gia của Ai Cập - quốc gia lớn nhất và có ảnh hưởng nhiều nhất trong thế giới A-rập; không thể thảo luận về chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên mà lại thiếu sự tham gia của Hàn Quốc; khó có thể bàn về vấn đề tan băng ở Bắc Cực mà lại không có sự hiện diện của Đan Mạch.
Trong thế giới ngày nay, hơn bao giờ hết, kinh tế gắn bó chặt chẽ với các vấn đề chính trị mà ở đó các tổ chức tài chính thế giới đóng vai trò rất quan trọng. Chính những tổ chức này đang cấp vốn để giải quyết các hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới ở những nước đang phát triển. Không thể thảo luận về tương lai thế giới trong thời kỳ khủng hoảng mà lại thiếu sự tham gia của các tổ chức đó.
Rõ ràng, G-8 vốn chỉ đại diện cho một số nền kinh tế lớn nhất thế giới trước đây, nay đã tỏ ra không còn khả năng đưa ra các kiến nghị khả dĩ cho toàn thế giới.
Thứ ba, quá trình toàn cầu hóa làm cho tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng tăng, trong khi đó, lợi ích của các nước, các nhóm, các tổ chức không giống nhau làm nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế và chính trị rất cần tiếng nói đồng thuận, sự tham gia, phối hợp của nhiều quốc gia bên ngoài G-8 mới có thể hy vọng tìm ra cách giải quyết thỏa đáng.
Thứ tư, trong thời điểm nền kinh tế thế giới đang lâm vào tình trạng suy thoái, nhiều vấn đề toàn cầu đang trở nên bức xúc mà việc giải quyết nó cần sự đồng tâm hiệp lực của cả thế giới, chứ không chỉ một quốc gia, hay một nhóm các nước riêng lẻ nào, nếu không mở rộng G-8 sẽ khó có thể giải quyết được vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu, khó hóa giải được các “điểm nóng chính trị và an ninh” trên thế giới; cũng như không thể giải quyết được vấn đề an ninh lương thực và xoá đói, giảm nghèo.
Theo Ngân hàng thế giới, hơn một tỉ người trên toàn thế giới đang lâm vào cảnh đói ăn thường xuyên. Năng suất nông nghiệp èo uột, giá lương thực leo thang và thu nhập tụt giảm, đặc biệt ở châu Phi và khu vực Nam Á, đang gây ra những bất bình đẳng cả về kinh tế, chính trị và xã hội, tạo nguy cơ đưa thế giới tiến sát tới những xung đột, bạo lực, bất ổn. Việc ngăn chặn một “viễn cảnh” như vậy cần trở thành vấn đề hàng đầu trong chương trình nghị sự toàn cầu.
Xuất xứ đầu tiên của của G-8 là Nhóm G-6 gồm các nước tư bản công nghiệp Pháp, Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản, Anh, Mỹ, được hình thành năm 1975, nhằm giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 và tác động làm suy thoái kinh tế toàn cầu tiếp sau đó. Tới năm 1976, với sự tham gia của Ca-na-đa, G-6 trở thành G-7.
Sau “chiến tranh lạnh”, vào năm 1991, Liên Xô và sau đó là Nga gia nhập G-7. Tại Hội nghị lần thứ 20 của G-7 tổ chức tại Na-plơ, với sự tham gia của Nga, G-7 trở thành Nhóm G-7+1. Năm 2006, Nga được G-7 chấp nhận là thành viên đầy đủ, từ đó G-7 chính thức trở thành G-8.
Nội dung hoạt động chủ yếu của G-7 trước đây và G-8 hiện nay là hội nghị thượng đỉnh về kinh tế và chính trị, được tổ chức hàng năm với sự tham dự của những người đứng đầu nhà nước, có sự tham gia của các quan chức quốc tế. |
Thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn được ưu đãi tín dụng  (11/07/2009)
Xu thế mới của phát triển kinh tế tập thể và nhu cầu hoàn thiện luật pháp, chính sách  (11/07/2009)
G8 và những thỏa thuận đạt được  (11/07/2009)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay