Xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng ổn định
Theo nguồn tin từ Bộ Công Thương, xuất khẩu hàng hóa của cả nước trong tháng9 tiếp tục xu hướng tích cực và ổn định, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm đạt 35,2 tỉ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt 14 tỉ USD, tăng gần 32% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đặc biệt, trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã có hai mặt hàng vượt ngưỡng 5 tỉ USD là dệt may và dầu thô. Các mặt hàng công nghiệp khác vẫn tiếp giữ mức tăng trưởng khá trong là sản phẩm giày dép gần 3 tỉ USD; sản phẩm gỗ đạt 1,7 tỉ USD, tăng 25%; hàng điện tử và linh kiện máy tính đạt trên 1,5 tỉ USD, tăng gần 24%.
Xuất khẩu cao su đạt 933 triệu USD trong 9 tháng và khả năng đạt trên 1 tỉ vào cuối năm được dự báo là chắc chắn. Giá trị một số mặt hàng nông, thuỷ sản trong "Câu lạc bộ 1 tỉ USD" vẫn tiếp tục tăng nhanh như gạo đạt gần 1,3 tỉ USD; cà phê đạt xấp xỉ 1,5 tỉ USD; thủy sản trên 2,7 tỉ USD.
Theo các nhà phân tích, những biện pháp nâng cao chất lượng, công nghệ bảo quản, việc tăng cường xúc tiến thương mại, cộng với yếu tố thuận lợi về giá trên thị trường thế giới thời gian gần đây đã khiến những nông sản này tăng được cả về số lượng và giá trị xuất khẩu
Đáng chú ý trong diễn biến xuất khẩu 3 quý đầu năm này là lần đầu tiên giá trị xuất khẩu hàng dệt may đã vượt qua dầu thô, vươn lên vị trí dẫn đầu trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước, với trên 5,8 tỉ USD.
Lý giải về điều này, các chuyên gia kinh tế cho rằng, khả năng dẫn đầu của dệt may đã được dự báo từ nhiều tháng trước, khi xuất khẩu dầu thô không đạt tốc độ mong muốn và bị sụt giảm do nguồn khai thác bị hạn chế. Trong khi đó, dệt may tiếp tục đà tăng trưởng tốt sau khi Việt Nam gia nhập WTO và rào cản hạn ngạch xuất khẩu vào Mỹ đượcdỡbỏ. Vị trí dẫnđầucủa dệt may có thể sẽ được duy trì trong thời gian tới vì dệt may đang vào mùa xuất khẩu mạnh nhất trong năm.
Về thị trường xuất khẩu, các thị trường lớn của hàng hoá Việt Nam tiếp tục tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái, cụ thể là xuất khẩu vào thị trường EU tăng 28,5%, chiếm trên 19%; thị trường Mỹ tăng 25%, chiếm 20,5%.
Cũng trong 9 tháng qua, giá trị nhập khẩu của cả nước đạt gần 42,9 tỉ USD, tăng trên 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù con số nhập siêu vẫn khá cao nhưng phần lớn hàng nhập khẩu là máy móc, trang thiết bị, nguyên liệu mà trong nước chưa sản xuất được.
Bộ Công Thương cũng nhận định rằng, tuy xuất khẩu tiếp tục tăng nhưng thực tế cũng cho thấy sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam thời gian qua vẫn chưa đuợc cải thiện rõ rệt, các mặt xuất khẩu chưa phong phú, không xuất hiện nhiều mặt hàng xuất khẩu mới có kim ngạch và tốc độ tăng trưởng cao.
Để duy trì tốc độ tăng trưởng trong những tháng cuối năm, Bộ Công Thương đã yêu cầu các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường xuất khẩu. Đồng thời, Bộ cũng khuyến cáo các doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa đến chất lượng sản phẩm để đảm bảo uy tín cho hàng hóa Việt Nam, nhất là đối với các sản phẩm nông - thủy sản.
Quản lý và sử dụng đất trên quan điểm phát triển bền vững  (28/09/2007)
Đầu tư về nước - xu hướng kinh doanh mới của người Việt Nam ở nước ngoài  (28/09/2007)
Ngành chế biến thủy sản trong bức tranh kinh tế biển Việt Nam  (27/09/2007)
Môi trường kinh doanh ở Việt Nam: Cải cách rất nhanh và đúng hướng  (27/09/2007)
Việt Nam tăng 7 bậc về môi trường kinh doanh  (27/09/2007)
Việt Nam đầy tiềm năng và phát triển năng động  (27/09/2007)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên