Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội nghị cấp cao G20
Nhận lời mời của Thủ tướng Ca-na-đa X.Ha-pơ, đồng Chủ tịch Hội nghị cấp cao G20, ngày 24-6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu Ðoàn Việt Nam rời Hà Nội tham dự Hội nghị cấp cao G20 lần thứ 4 tại Tô-rôn-tô, Ca-na-đa. Ðây là lần đầu Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao G20 và tham dự với cương vị Chủ tịch ASEAN 2010.
Tham gia đoàn có Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh, Thứ trưởng Ngoại giao Ðoàn Xuân Hưng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình và Trợ lý Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Khắc Ðịnh.
Với tư cách đại diện Chính phủ Việt Nam và ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 nhằm góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế và phát triển toàn cầu; quá trình xây dựng thể chế G20 và xây dựng cơ chế quản trị toàn cầu phù hợp với lợi ích của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, qua đó khẳng định vai trò ASEAN nói chung, Việt Nam nói riêng, trong cộng đồng quốc tế.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tham gia tất cả các phiên thảo luận tại Hội nghị với lãnh đạo các nước G20 và khách mời. Bên lề Hội nghị, dự kiến, Thủ tướng cũng sẽ có các hoạt động tiếp xúc song phương với lãnh đạo một số nước tham dự Hội nghị.
Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Nga Đ.Mét-vê-đép  (25/06/2010)
Hội nghị cấp cao G-20: nỗ lực phục hồi nền kinh tế  (25/06/2010)
Các hội nghị cấp cao G20  (25/06/2010)
6 tháng đầu năm 2010: Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều khả quan  (25/06/2010)
Tuổi trẻ cả nước thực hiện gần 30 nghìn công trình thanh niên  (25/06/2010)
Thu hút FDI của cả nước đạt 8,43 tỉ USD  (25/06/2010)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên