Hội nghị cấp cao G-20: nỗ lực phục hồi nền kinh tế
TCCSĐT - Hội nghị cấp cao G-20 lần thứ tư sẽ diễn ra trong hai ngày 26 và 27-6-2010 trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ và đứng trước những thách thức không nhỏ.
Dự Hội nghị Cấp cao G20 tại Tô-rôn-tô lần này gồm đại diện các thành viên G20 (Hoa Kỳ, Anh, Đức, Pháp, Nhật, Ca-na-đa, I-ta-li-a, Bra-xin, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Ô-xtrây-li-a, Ác-hen-ti-na, Mê-hi-cô, Hàn Quốc, In-đô-nê-xi-a, Nam Phi, Ả-rập Xê-ut, Thổ Nhĩ Kỳ, EU); các nước khách mời (Việt Nam, Ma-la-uy, Ê-ti-ô-pi-a, Tây Ban Nha, Hà Lan); các tổ chức quốc tế (Liên hợp quốc, IMF, WB, ILO, UNDP, WTO…). Quy mô của G20 chiếm 2/3 dân số thế giới, 90% GDP toàn cầu và 80% thương mại quốc tế.
Đặt nền tảng cho Hội nghị cấp cao G-20 lần này là Hội nghị Bộ trưởng Tài chính G-20 họp tại Hàn Quốc trong hai ngày 4 và 5-6 vừa qua. Cuộc họp thảo luận về những biện pháp xoa dịu căng thẳng trên các thị trường tài chính toàn cầu bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng nợ tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Tại Hội nghị cấp cao G-20, các nhà lãnh đạo G20, các quốc gia khách mời và đại diện các tổ chức tài chính quốc tế thảo luận những biện pháp phối hợp nỗ lực quốc tế nhằm bảo đảm sự phục hồi và tăng trưởng bền vững của nền kinh tế thế giới, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang phục hồi, nhưng vẫn tồn tại những thách thức lớn. Các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi, nhất là ở châu Á lấy lại tốc độ tăng trưởng cao và đang là động lực chính của quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu, trong khi các nền kinh tế phát triển, như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản, lại phục hồi tương đối chậm. Những thách thức lớn đặt ra cho kinh tế toàn cầu gồm nợ công cao, nhất là ở châu Âu; thất nghiệp tăng; tình trạng tăng trưởng nóng và lạm phát tại các nền kinh tế mới nổi...
Hội nghị cấp cao G-20 lần này sẽ tập trung vào tình hình kinh tế và việc làm trên thế giới. Dự kiến, Hội nghị sẽ thảo luận đánh giá triển vọng phục hồi và các thách thức đối với kinh tế thế giới, trong đó có kế hoạch rút lại các gói kích thích kinh tế và vấn đề mới nổi lên như thắt chặt ngân sách, nhằm giảm nợ công...
Hội nghị cũng thảo luận các nội dung như tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và cân bằng (đã được thông qua tại Prit-xbớc) và củng cố tài khóa; cải cách các thể chế tài chính quốc tế; cải cách các quy định tài chính; thúc đẩy tự do hóa thương mại, đầu tư và chống chủ nghĩa bảo hộ, thúc đẩy vòng đàm phán Đô-ha... Ngoài ra, Hội nghị Tô-rôn-tô cũng sẽ xem xét một số nội dung khác như phát triển xanh, chống trợ cấp năng lượng, một số vấn đề về phát triển...
Trước thềm Hội nghị cấp cao Nhóm G-20, Nhóm “Quản lý toàn cầu” (3G) tại Liên hợp quốc, gồm 27 nước trung bình và nhỏ tại các khu vực trên thế giới, đã kêu gọi các nước G-20 tôn trọng vai trò hoạch định chính sách quốc tế chủ chốt của Liên hợp quốc cũng như lợi ích của các nước trung bình và nhỏ trên toàn cầu. Tuyên bố cũng kêu gọi G-20 cần tính đến đặc thù của khu vực địa lý để các nước ngoài G-20 có thể tham gia thảo luận các vấn đề riêng của mình. Nhóm 3G nhấn mạnh nếu tính đến sự phức tạp và phụ thuộc lẫn nhau trong nền kinh tế toàn cầu, điều quan trọng đối với nhóm G-20 là đảm bảo minh bạch, bao quát và tham vấn trong các quyết định có tác động toàn cầu. Vì vậy, các quyết định của G-20 cần tính đến những mối lo ngại và nguyện vọng của các nước ngoài nhóm cũng như bối cảnh quốc gia và khu vực khác nhau, đồng thời phải bảo vệ các thành quả phát triển của các nước, đặc biệt là các nước dễ bị tổn thương.
6 tháng đầu năm 2010: Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều khả quan  (25/06/2010)
Tuổi trẻ cả nước thực hiện gần 30 nghìn công trình thanh niên  (25/06/2010)
Thu hút FDI của cả nước đạt 8,43 tỉ USD  (25/06/2010)
Nhân sự mới của Tổng cục Hải quan  (25/06/2010)
Mục lục Hồ sơ sự kiện số 121 (25-6 -2010)  (25/06/2010)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên