EU mâu thuẫn về việc cắt giảm khí CO2
Kết thúc Hội nghị Bộ trưởng Môi trường EU, tại Tây Ban Nha, các nước EU không nhất trí được một thỏa thuận chung về tỷ lệ cắt giảm lượng khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính mà châu Âu có thể thực hiện.
Trong khi I-ta-li-a, Ba Lan, Hung-ga-ry và Áo muốn giữ ở mức 20% từ nay đến năm 2020 để đợi các nước lớn khác như Mỹ và Nhật Bản đạt được điều đó, thì Pháp, Anh, Ðức và Bỉ lại ủng hộ phương án tăng mức giảm lên 30% để góp phần tháo gỡ bế tắc cho các cuộc thương lượng sẽ được tiến hành tại hội nghị khí hậu ở Mê-xi-cô vào tháng 12 tới.
Ngoài ra, các nước EU cũng chưa thống nhất vấn đề giải ngân nguồn vốn cam kết dành cho các nước nghèo đối phó biến đổi khí hậu. EU dự kiến sẽ tổ chức một cuộc họp vào ngày 20-1 tới để ấn định tỷ lệ cần đưa ra, vì theo Hiệp ước Cô-pen-ha-gen, ngày 31-1 là hạn cuối để các nước châu Âu đưa ra chỉ số giảm khí thải mà họ cam kết thực hiện.
* Những tranh cãi chung quanh báo cáo của Cơ quan liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (IPCC) được công bố năm 2007 và là bản báo cáo đã mang lại cho IPCC giải thưởng Nô-ben Hòa bình, tiếp tục "nóng" lên. Tờ Thời báo Chủ nhật (Anh) viết, việc IPCC đưa ra dự đoán "các sông băng ở Hi-ma-lay-a có thể biến mất vào năm 2035" không dựa trên một nghiên cứu có giá trị nào và rằng, đây chỉ là những dự đoán dựa theo một nghiên cứu của nhà khoa học Nga V. Clốt-li-a-cốp được công bố năm 1996 nói rằng các sông băng ở Hi-ma-lay-a có thể biến mất vào năm 2350. Chủ tịch IPCC cho biết, sẽ tiến hành điều tra vấn đề báo trên nêu và sẽ sớm bày tỏ quan điểm về vấn đề này./.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đón, hội đàm; Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng hội kiến Chủ tịch Quốc hội Nhân dân An-giê-ri A. Di-a-ri  (20/01/2010)
Đối ngoại Việt Nam năm 2009: Vượt qua thách thức, vững bước vào năm 2010  (20/01/2010)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sáu dự án luật  (19/01/2010)
Khai mạc Hội nghị Diễn đàn APPF tại Xin-ga-po  (19/01/2010)
Sẽ có quy chế phối hợp giữa Chính phủ với cơ quan hành pháp, tư pháp  (19/01/2010)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên