Sẽ có quy chế phối hợp giữa Chính phủ với cơ quan hành pháp, tư pháp
Cần có một văn bản chính thức giữa Văn phòng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao quy định cụ thể về sự phối hợp giữa các cơ quan này. Đây là nhận định chung của các đại biểu tại Hội thảo Quy chế phối hợp công tác giữa Chính phủ với Toà án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao do Văn phòng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp tổ chức tại Hà Nội ngày 18-1.
Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Trần Quốc Vượng chủ trì Hội thảo.
Tại Hội thảo, các đại biểu đánh giá: Thời gian qua, phối hợp công tác đã trở thành truyền thống mang tính bản chất và nguyên tắc trong hoạt động của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước ta và được quy định trong Hiến pháp. Trong đó, phối hợp giữa Chính phủ với Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chính là sự phối hợp giữa cơ quan hành pháp và tư pháp nên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo đảm kỷ cương pháp luật, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Các đại biểu cũng nhận xét: Trong hệ thống văn bản pháp luật có rất nhiều văn bản quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nhưng lại chưa có cơ sở pháp lý vững chắc nào để điều chỉnh quan hệ phối hợp giữa Chính phủ với cơ quan hành pháp - tư pháp. Do vậy, việc ban hành Quy chế phối hợp công tác giữa Chính phủ với Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao là phù hợp khi tạo ra cơ chế để thực thi việc phối hợp của 3 cơ quan này, đồng thời giải quyết những vướng mắc hiện nay trong quá trình phối hợp.
Quy chế sẽ được hoàn thiện và dự kiến ban hành trong quý I/2010 để tăng cường sự phối hợp giữa Chính phủ với Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong việc thực hiện các nhiệm vụ có liên quan, nhằm góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội./.
Chủ tịch Quốc hội Nhân dân An-giê-ri Áp-đê-la-dít Di-a-ri thăm hữu nghị chính thức nước ta  (19/01/2010)
Mục lục Tạp chí Cộng sản số 807 (1-2009)  (19/01/2010)
Lý luận và thực tiễn ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu - kinh nghiệm Trung Quốc, kinh nghiệm Việt Nam  (19/01/2010)
Suy nghĩ và thực tiễn của Trung Quốc về ứng phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu  (19/01/2010)
Tổng thuật hội thảo  (19/01/2010)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên