Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sáu dự án luật
Sáng 18-1, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) đã bắt đầu phiên họp thứ 27 với sự chủ trì của Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng. Ðến dự có Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Phạm Quốc Anh và đại diện một số cơ quan hữu quan.
Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ QH cho ý kiến về sáu dự án luật đã được QH khóa XII thảo luận tại kỳ họp thứ sáu vừa qua, đó là: Luật Trọng tài thương mại, Luật Thi hành án hình sự, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Luật An toàn thực phẩm, Luật Bưu chính, Luật Người khuyết tật; và xem xét, thông qua Nghị quyết điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010.
Sau khi khai mạc phiên họp, Ủy ban Thường vụ QH đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH Lê Thị Thu Ba trình bày báo cáo về sáu vấn đề lớn của dự thảo Luật Trọng tài thương mại, gồm: Phạm vi thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài thương mại; tiêu chuẩn trọng tài viên, trọng tài có yếu tố nước ngoài, thẩm quyền của Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc, thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thu thập chứng cứ và tòa án hỗ trợ Hội đồng trọng tài thu thập chứng cứ. Báo cáo đã nêu rõ những loại ý kiến còn khác nhau của các đại biểu QH đối với từng vấn đề cụ thể và ý kiến của Thường trực Ủy ban Tư pháp của QH đối với từng vấn đề cụ thể đó. Thí dụ, về phạm vi thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của trọng tài thương mại, qua thảo luận của đại biểu QH có ba loại ý kiến khác nhau. Loại ý kiến thứ nhất tán thành phương án 1 của dự thảo Luật Trọng tài thương mại. Theo đó, trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại, tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có liên quan hoạt động thương mại và tranh chấp giữa các bên phát sinh không từ hoạt động thương mại nhưng được quy định ở các luật khác.
Loại ý kiến thứ hai tán thành phương án hai dự thảo Luật Trọng tài thương mại. Theo đó, nên mở rộng phạm vi thẩm quyền của trọng tài thương mại giải quyết cả các tranh chấp liên quan đến quyền và lợi ích của các bên phát sinh từ nghĩa vụ hợp đồng hoặc nghĩa vụ ngoài hợp đồng, không phân biệt tranh chấp thương mại với dân sự, trừ một số tranh chấp liên quan đến các quyền nhân thân, quan hệ hôn nhân và gia đình, thừa kế, phá sản, bất động sản.
Loại ý kiến thứ ba đề nghị chỉ nên quy định phạm vi thẩm quyền của trọng tài thương mại giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại theo quy định của Luật Thương mại năm 2005.
Thường trực Ủy ban Tư pháp và cơ quan chủ trì soạn thảo tán thành loại ý kiến thứ nhất với các lý do sau đây: khái niệm "hoạt động thương mại" theo quy định của Luật Thương mại năm 2005 có phạm vi tương đối rộng, đã khắc phục được hạn chế về phạm vi thẩm quyền quy định trong Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003. Ở nước ta, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài chưa phổ biến và chưa được nhiều người biết đến. Thực tế qua hơn sáu năm thi hành Pháp lệnh này mới có bảy trung tâm trọng tài được thành lập, trong đó có ba trung tâm từ khi thành lập đến nay chưa giải quyết được vụ việc nào, số vụ việc được giải quyết bằng trọng tài mới có 280 vụ. Khả năng và uy tín chuyên môn của một số trọng tài viên chưa đáp ứng được yêu cầu. Theo luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế thì phạm vi điều chỉnh cũng chủ yếu được áp dụng trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay chưa nên mở rộng phạm vi thẩm quyền của trọng tài giải quyết cả các tranh chấp về dân sự mà chỉ giới hạn thẩm quyền của trọng tài thương mại giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại theo quy định của Luật Thương mại năm 2005 và các trường hợp liên quan đến một bên có hoạt động thương mại, cũng như một số trường hợp được các luật khác quy định là phù hợp. Mặt khác, nếu chỉ giới hạn phạm vi thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài theo quy định của Luật Thương mại năm 2005 thì sẽ không bảo đảm được tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật. Do đó, cần thiết phải quy định các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật không phải là hoạt động thương mại nhưng được pháp luật khác quy định thì cũng được giải quyết bằng trọng tài, nếu các bên có thỏa thuận.
Các thành viên Ủy ban Thường vụ QH đã tập trung thảo luận, cho ý kiến cụ thể về sáu vấn đề lớn nói trên.
Phiên họp dự kiến làm việc đến hết ngày 19-1./.
Khai mạc Hội nghị Diễn đàn APPF tại Xin-ga-po  (19/01/2010)
Sẽ có quy chế phối hợp giữa Chính phủ với cơ quan hành pháp, tư pháp  (19/01/2010)
Chủ tịch Quốc hội Nhân dân An-giê-ri Áp-đê-la-dít Di-a-ri thăm hữu nghị chính thức nước ta  (19/01/2010)
Mục lục Tạp chí Cộng sản số 807 (1-2009)  (19/01/2010)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên