Khai mạc Hội nghị Diễn đàn APPF tại Xin-ga-po
Hội nghị hằng năm lần thứ 18 của Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương (APPF) đã khai mạc trọng thể tại Xin-ga-po sáng 18-1. Lãnh đạo nghị viện từ 21 nước thành viên APPF đến tham dự. Ðoàn Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội (QH) Tòng Thị Phóng dẫn đầu.
Cuộc họp diễn ra trong năm ngày, sẽ tập trung thảo luận và đề xuất giải pháp cho những vấn đề tác động trực tiếp đến đời sống của người dân trong khu vực. Ngoài các vấn đề liên quan tới hòa bình, an ninh, kinh tế, thương mại, những chủ đề quan trọng khác cũng được các nghị sĩ quan tâm đưa ra bàn thảo là vấn đề biến đổi khí hậu, quản lý nguồn nước, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, tăng cường đối thoại thanh niên trong khu vực...
Phát biểu ý kiến tại phiên họp toàn thể sáng 18-1, Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng nêu rõ, hội nghị hằng năm APPF 18 diễn ra trong bối cảnh tình hình khu vực và quốc tế đang đứng trước nhiều thách thức mới, trong đó cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu, tình trạng biến đổi khí hậu do con người gây ra, cùng nhiều vấn đề khác như thiên tai, dịch bệnh, nghèo đói là những thách thức lớn nhất đang đặt ra trước thế giới. Phó Chủ tịch QH cho rằng, trong bối cảnh đó các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước thành viên Diễn đàn APPF, cần tăng cường hợp tác, nâng cao hiệu quả hoạt động của các thể chế khu vực để giải quyết các vấn đề cấp bách toàn cầu cũng như khu vực.
Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng cho rằng, vai trò của APPF ngày càng quan trọng, vì đó là diễn đàn hỗ trợ cho các hoạt động của tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), và với những biến đổi nhanh chóng trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, nhất là những khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây ra, đã đến lúc cần phải đề ra một cơ cấu chặt chẽ hơn cho APPF cũng như tăng cường phối hợp giữa tổ chức này với APEC. Phó Chủ tịch thông báo, tại hội nghị này, Việt Nam sẽ đưa ra sáng kiến đề nghị các tổ chức nghị viện khu vực gồm APPF, AIPA cùng các tổ chức liên chính phủ APEC, ASEAN thiết lập một diễn đàn hoặc một cơ chế chung để bàn việc hợp tác đối phó với những thách thức, các nguy cơ do biến đổi khí hậu gây ra.
Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng cảm ơn các nước thành viên APPF đã tín nhiệm ủng hộ Việt Nam làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008 - 2009, Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch Hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Ðông - Nam Á (AIPA) nhiệm kỳ 2009 - 2010, và khẳng định Việt Nam sẽ hoàn thành xứng đáng trách nhiệm của mình trước cộng đồng quốc tế. APPF là diễn đàn nghị viện quan trọng của khu vực, được thành lập tháng 8-1991, thu hút sự tham gia của các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga. APPF tổ chức hội nghị hằng năm luân phiên tại các nước. Việt Nam đã đăng cai tổ chức hội nghị APPF lần thứ 13 vào năm 2005./.
Sẽ có quy chế phối hợp giữa Chính phủ với cơ quan hành pháp, tư pháp  (19/01/2010)
Chủ tịch Quốc hội Nhân dân An-giê-ri Áp-đê-la-dít Di-a-ri thăm hữu nghị chính thức nước ta  (19/01/2010)
Mục lục Tạp chí Cộng sản số 807 (1-2009)  (19/01/2010)
Lý luận và thực tiễn ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu - kinh nghiệm Trung Quốc, kinh nghiệm Việt Nam  (19/01/2010)
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên