Ảnh hưởng đang lên của Tổ chức hợp tác Thượng Hải
TCCSĐT - Sau hai ngày thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh Ê-ca-tê-rin-bua (Nga), hôm qua (16-6), lãnh đạo các nước thành viên Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) đã ký Tuyên bố chung, trong đó nhấn mạnh “mở rộng cửa cho cuộc đối thọai nhằm xây dựng trật tự thế giới công bằng hơn, củng cố sự ổn định phạm vi toàn cầu, phát triển kinh tế”.
SCO là cơ chế được thành lập để duy trì an ninh trong khu vực trách nhiệm của mình. Tham gia SCO có Nga, Trung Quốc, Ca-dắc-xtan, Ki-rơ-gi-di-a, Ta-gi-kit-xtan và U-dơ-bê-kit-xtan.
Hội nghị thượng đỉnh SCO được tổ chức ở Ê-ca-tê-rin-bua lần này là cuộc gặp gỡ thường niên lần thứ 9 của SCO. Các nước với quy chế “quan sát viên” cũng thể hiện sự quan tâm lớn đến Tổ chức này, trong số đó có Áp-ga-nit-xtan và I-ran. Lãnh đạo của hai quốc gia này đã đến Ê-ca-tê-rin-bua.
Trong khuôn khổ cuộc gặp thượng đỉnh ở Ê-ca-tê-rin-bua đã diễn ra cuộc gặp song phương giữa Tổng thống Đ.Mét-vê-đép và Tổng thống I-ran Mác-mut A-mat-đi-nê-dát. Ông A-ma-đi-nê-dát đã đến dự Diễn đàn với tư cách khách mời.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Xéc-gây Ri-a-cốp cho biết, chuyến thăm này của Tổng thống I-ran phản ánh mối quan hệ đối tác, láng giềng thân thiện và hữu nghị truyền thống lâu dài giữa Mát-xcơ-va và Tê-hê-ran”. Không phải ngẫu nhiên mà ông A-ma-đi-nê-dát lại chọn LB Nga làm điểm đến đầu tiên của mình trong chuyến công du nước ngoài ngay sau khi tái đắc cử. Nói theo cách của các chính trị gia thì “điều đó có ý nghĩa tượng trưng và bảo đảm cho quan hệ Nga - I-ran tiếp tục phát triển”. Còn dư luận thì tiếp tục cho rằng, Nga - với tư cách là thành viên tích cực của SCO - sẽ là yếu tố không thể thay thế trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân của I-ran. Điều đó lại một lần nữa khẳng định tầm ảnh hưởng ngày càng lan toả của SCO trong giải quyết hàng loạt vấn đề quốc tế./.
Thông cáo số 22 kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XII  (17/06/2009)
Nước Nga “hậu Xô viết”: Phân tích và dự báo  (17/06/2009)
Tương lai nào cho START-1?  (17/06/2009)
Ngăn chặn suy giảm kinh tế, sớm cấu trúc lại nền kinh tế  (16/06/2009)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay