Lễ Công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2009
TCCSĐT - Sáng ngày 14-1-2010 tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2009.
Dự lễ công bố có trên 400 đại biểu đại diện cho 63 tỉnh, thành phố, các bộ, ngành; đại diện Phòng Thương mại châu Âu (Eurocham) và Phòng Thương mại Mỹ (Amcham); đại diện các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài, các đại sứ quán tại Việt Nam.
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là chỉ số đánh giá và xếp hạng thường niên về chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền cấp tỉnh trong việc tạo lập môi trường, chính sách thuận lợi nhằm thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) nghiên cứu. Kể từ khi công bố, PCI đã trở thành công cụ quan trọng, định hướng tốt, giúp chính quyền địa phương khắc phục những yếu điểm và cộng đồng doanh nghiệp vượt qua những giai đoạn khó khăn của nền kinh tế. Chỉ số này được công bố lần đầu vào năm 2005.
Theo VCCI, cuộc điều tra PCI năm 2009 nhận được phản hồi từ gần 9.890 doanh nghiệp trong cả nước, tăng hơn 2.000 doanh nghiệp so với cuộc điều tra năm 2008, trong đó Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều có hơn 400 doanh nghiệp trả lời điều tra. Đây cũng là con số doanh nghiệp phản hồi lớn nhất từ trước đến nay trong các đợt điều tra PCI.
Năm nay, năm thứ hai liên tiếp, Đà Nẵng dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) với 75,96 điểm (trên thang điểm 100); tiếp theo là các tỉnh Bình Dương (74,01 điểm), Lào Cai (70,47 điểm), Đồng Tháp (68,54 điểm), Vĩnh Long (67,24 điểm) và Vĩnh Phúc (66,65 điểm) nằm trong nhóm có chất lượng điều hành xuất sắc. Cao Bằng, Đắk Nông và Bắc Kạn nằm cuối bảng xếp hạng. Trong bảng xếp hạng năm 2009, Thành phố Hồ Chí Minh đứng vị trí thứ 16; Hà Nội vị trí thứ 33; Hải Phòng vị trí thứ 46; Cần Thơ vị trí thứ 21; Quảng Ninh vị trí thứ 26...
Theo kết quả xếp hạng PCI, trong thời điểm môi trường kinh doanh có nhiều biến động như hiện nay, thì chất lượng điều hành có mối liên hệ chặt chẽ với quy mô số doanh nghiệp, kết quả hoạt động của doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế chung của địa phương, đồng thời ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp, thậm chí còn quan trọng hơn kết cấu hạ tầng và các yếu tố có sẵn của địa phương. Điều này thể hiện ở điểm trung vị năm nay tiếp tục tăng, thể hiện chất lượng công tác điều hành kinh tế cấp tỉnh năm qua có nhiều tiến bộ. Trong 9 chỉ số thành phần, các chỉ số về các lĩnh vực như: chi phí gia nhập thị trường; tiếp cận và ổn định trong sử dụng đất đai; chi phí thời gian; chất lượng lao động và lòng tin vào thiết chế pháp lý đã được cải thiện đáng kể. Cụ thể, về chi phí gia nhập thị trường, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, thời gian đăng ký kinh doanh bình quân đã giảm từ 12,25 ngày xuống còn 10 ngày. Hoặc, chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước cũng đã có những cải thiện sau nhiều năm giậm chân tại chỗ. Tổng thời gian để thực hiện các thủ tục hành chính của các nhà quản lý doanh nghiệp giảm từ 22% xuống còn 15%. Trong khi đó, thời gian trung bình của mỗi đợt thanh tra thuế cũng giảm từ 8 giờ xuống còn 5 giờ… Kết quả này cho thấy việc cải cách hành chính đã có những tiến bộ. Đây được xem là các tín hiệu khích lệ đối với các nhà hoạch định chính sách.
Tuy nhiên, các chỉ số về tính minh bạch và tiếp cận thông tin, cũng như chỉ số chi phí không chính thức và tính năng động, tiên phong của lãnh đạo tỉnh lại có sự sụt giảm Ngoài việc công bố chỉ số PCI, VCCI đã tiến hành trao giải thưởng của cộng đồng doanh nghiệp cho các tỉnh có chất lượng điều hành kinh tế tốt nhất trong năm 2009 và các tỉnh có nhiều cải cách nhất trong 5 năm qua./.
Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW về xây dựng và thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở  (14/01/2010)
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tiếp Thủ tướng Xin-ga-po Lý Hiển Long  (14/01/2010)
Mục lục Hồ sơ sự kiện số 98 (15-1-2010)  (14/01/2010)
“Dân vận khéo” khắp Bắc - Trung - Nam  (14/01/2010)
Hoạt động vì quyền lợi của người gửi tiền, bảo đảm an sinh xã hội  (14/01/2010)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên