Cải tổ hệ thống ngân hàng giúp phục hồi kinh tế
Theo tin nước ngoài, những người đứng đầu hai thiết chế tài chính lớn nhất thế giới là Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), ngày 12-3, đều nhận định rằng, cải tổ hệ thống ngân hàng là biện pháp hữu hiệu và cấp thiết giúp phục hồi kinh tế toàn cầu.
Giám đốc điều hành IMF Dominique Strauss-Kahn cảnh báo, kinh tế thế giới khó phục hồi trong năm 2010 (như tổ chức này dự báo) nếu các nước giàu không kịp thời thanh lọc các khoản nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Chủ tịch WB Robert Zoellick nhấn mạnh, để thoát khỏi khủng hoảng, ngoài các kế hoạch bơm tiền vào thị trường tài chính, các nước cần cải tổ hệ thống ngân hàng.
Trước đó, ngày 11-3, Bộ trưởng Tài chính Anh Alistair Darling đề xuất ba hướng ưu tiên chính trong việc phục hồi kinh tế thế giới, gồm: bằng mọi nguồn lực hiện có kích cầu tiêu dùng; giám sát trên quy mô lớn hoạt động của các thị trường tài chính; cải cách IMF và WB, cùng với việc cấp cho các định chế tài chính quốc tế nguồn lực và công cụ mới để hỗ trợ các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ B. Ô-ba-ma kêu gọi các chính phủ sử dụng giải pháp kích thích để khôi phục nền kinh tế đang suy yếu, phối hợp thực hiện các biện pháp điều chỉnh tài chính để ngăn chặn suy giảm kinh tế toàn cầu.
Những nhận định trên đưa ra trước thềm Hội nghị Bộ trưởng Tài chính Nhóm các nước phát triển và nền kinh tế mới nổi (G20), diễn ra ngày 14-3 tới, nhằm chuẩn bị các nội dung thảo luận tại Hội nghị cấp cao nhóm này tổ chức vào ngày 2-4 tại Luân Ðôn (Anh). Các hội nghị của G20 thảo luận các giải pháp đối phó thách thức chung của thế giới từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu; và mục tiêu là thống nhất các biện pháp chung đưa thế giới thoát khỏi khủng hoảng kinh tế./.
Một số hình ảnh tại buổi lễ  (13/03/2009)
Tập huấn lắp đặt và sử dụng thiết bị VCS tại Đà Nẵng  (13/03/2009)
Cả nước xảy ra 5.836 vụ tai nạn lao động, làm nhiều người bị nạn và thiệt hại tài sản  (13/03/2009)
Thành phố Hồ Chí Minh: Đình chỉ hoạt động thêm bốn cơ sở sản xuất nước uống đóng chai  (13/03/2009)
Động thái mới trong quan hệ chiến lược Nga - NATO  (12/03/2009)
Trung Đông - điểm đến khó khăn của bà Hi-la-ry Clin-tơn  (12/03/2009)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên