Công điện của Thủ tướng Chính phủ
Với quyết tâm và cố gắng của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội tháng 6 năm 2008 đã có những tín hiệu theo hướng tích cực như: việc kiềm chế lạm phát, kiểm soát nhập siêu, cân đối cung cầu, lưu thông hàng hoá, duy trì tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Đây là kết quả của việc thực hiện đồng bộ 8 nhóm giải pháp mà Nghị quyết số 10/2008/NQ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ về triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2008 đã đề ra.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, việc bảo đảm nguồn hàng, lưu thông hàng hoá ở thị trường trong nước có biểu hiện chưa thật lành mạnh do một số tổ chức, cá nhân vẫn chưa thực hiện nghiêm túc các qui định của nhà nước trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là qui định về niêm yết giá hàng hoá và bán đúng với giá niêm yết. Tình trạng găm hàng, đầu cơ, thậm chí là đưa tin thất thiệt về tình hình giá cả, khan hiếm nguồn hàng, đặc biệt là đối với một số mặt hàng thiết yếu như gạo, xi măng, sắt thép, xăng dầu, phân bón, thuốc chữa bệnh.., để đẩy giá cả lên cao nhằm thu lời bất chính, một mặt đã làm ảnh hưởng không tốt đến việc triển khai thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, mặt khác đã tạo ra tâm lý hoang mang, lo lắng trong nhân dân, trong dư luận xã hội, tác động tiêu cực đến sản xuất và đời sống của nhân dân, trước hết là đối với đời sống của người nghèo, người lao động có thu nhập thấp.
Nhằm chấn chỉnh kịp thời những biểu hiện tiêu cực nêu trên, bảo đảm cho sản xuất, lưu thông hàng hoá ở thị trường trong nước một cách lành mạnh, góp phần vào việc thực hiện bình ổn giá cả, thị trường; tích cực thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát và kiềm chế tốc độ tăng giá, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc các Tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty nhà nước thực hiện ngay một số việc sau đây:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
Tăng cường quản lý thị trường, trực tiếp chỉ đạo các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ các qui định về niêm yết giá, bán hàng theo đúng giá niêm yết, trước hết là những hàng hoá thuộc nhóm các mặt hàng thiết yếu trực tiếp ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân như: lương thực, xăng dầu, sắt thép, xi măng, phân bón, thuốc trừ sâu, giấy, thuốc chữa bệnh… để bảo đảm mọi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá đều phải thực hiện đúng, đầy đủ các qui định về đăng ký giá, kê khai giá, niêm yết giá và bán hàng theo đúng giá niêm yết;
Chỉ đạo, phối hợp các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý giá trên địa bàn. Phát hiện kịp thời các hành vi đầu cơ, găm hàng, sản xuất hàng giả, thậm chí là đưa tin thất thiệt nhằm đẩy giá bán hàng lên cao để thu lợi bất chính; áp dụng biện pháp xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật kể cả thu hồi giấy phép kinh doanh hoặc đề nghị cơ quan chức năng truy cứu trách nhiệm hình sự;
Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về tình trạng đầu cơ, găm hàng, buôn lậu hoặc đưa tin thất thiệt làm tăng giá bất hợp lý, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu, gây tâm lý hoang mang lo lắng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan của Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trước hết là Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, một mặt tập trung chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hoá, mặt khác phải chủ động xử lý những khó khăn vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh, kể cả chỉ đạo, điều hành nhập khẩu những hàng hoá thiết yếu mà sản xuất trong nước chưa đáp ứng được để bảo đảm cân đối cung cầu hàng hoá, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân, nhất thiết không được để xảy ra thiếu, khan hiếm hàng hoá làm cho giá hàng hoá tăng cao bất hợp lý.
3. Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước phát huy vai trò chủ đạo, tập trung đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh để tạo thêm nguồn hàng cung cấp cho tiêu dùng trong nước, đồng thời gương mẫu tuân thủ các qui định của pháp luật về quản lý giá cả, thị trường và tích cực tham gia vào việc bình ổn thị trường theo chỉ đạo của Chính phủ.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông:
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, bảo đảm việc đưa tin chính xác, kịp thời để nhân dân và xã hội hiểu rõ chủ trương và biện pháp mà Chính phủ chỉ đạo triển khai thực hiện, tạo sự đồng thuận cao trong các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân cùng chung sức, chung lòng trong việc thực hiện chủ trương kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh sản xuất, tiết kiệm trong sản xuất, tiêu dùng và bảo đảm an sinh xã hội, góp phần vào việc phấn đấu thực hiện các nhiệm vụ năm 2008. Đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý nghiêm, theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân đưa tin không chính xác và gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất, đời sống của nhân dân, gây tâm lý bất an trong xã hội./.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm việc với Đảng bộ Văn phòng Chính phủ  (08/07/2008)
Quan điểm chính trị trong một số tác phẩm kinh điển Mác - Lênin  (08/07/2008)
Dư vị  (08/07/2008)
Về 5 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên  (08/07/2008)
Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long năng động trong cơ chế thị trường  (08/07/2008)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên