Chăm lo cho người nghèo cần có trọng tâm, trọng điểm
Chiều 21-8, tại Trụ sở Chính phủ, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã làm việc với Chính phủ về kết quả thực hiện vận động quỹ “Vì người nghèo”, chương trình an sinh xã hội và công tác chuẩn bị tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp “Chung tay vì người nghèo” năm 2018. Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia và Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn chủ trì buổi làm việc.
Báo cáo kết quả thực hiện chương trình truyền hình trực tiếp “Chung tay vì người nghèo” năm 2017, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh cho biết tại chương trình đã có 104 doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân đăng ký ủng hộ quỹ “Vì người nghèo” và chương trình an sinh xã hội với số tiền gần 280 tỷ đồng; trong đó, qua quỹ “Vì người nghèo” trên 52 tỷ đồng, thông qua chương trình an sinh xã hội trên 227 tỷ đồng, đồng thời phát động đợt nhắn tin ủng hộ người nghèo qua Cổng thông tin nhân đạo quốc gia 1400.
Tính đến hết tháng 7-2018, có 85/104 đơn vị, tổ chức, cá nhân đã chuyển tiền ủng hộ vào quỹ cùng với số tiền thu được từ nguồn nhắn tin qua Cổng thông tin nhân đạo quốc gia 1400 là trên 41,4 tỷ đồng.
Trong 6 tháng đầu năm 2018, quỹ “Vì người nghèo” 4 cấp đã tiếp nhận được trên 529 tỷ đồng. Các cơ quan, doanh nghiệp ủng hộ chương trình an sinh xã hội trực tiếp ở các địa phương số tiền trên 1.647 tỷ đồng.
Từ nguồn quỹ “Vì người nghèo”, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã hỗ trợ trên 13 tỷ đồng xây dựng nhà đại đoàn kết, giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ ốm đau nằm viện dài ngày, hỗ trợ học sinh đi học, thăm, tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018.
Các địa phương cũng đã hỗ trợ xây dựng và sửa chữa 17.962 căn nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo; xây dựng 683 công trình dân sinh; giúp đỡ, hỗ trợ hơn 114 nghìn hộ nghèo có điều kiện sản xuất; trên 2 triệu lượt hộ nghèo khám chữa bệnh và 100.695 học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Theo bà Trương Thị Ngọc Ánh, sau khi thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ban hành kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp “Cả nước chung tay vì người nghèo” năm 2018.
Việc tổ chức chương trình nhằm vận động các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp, doanh nhân, cơ quan, đơn vị, nhà hảo tâm, người Việt Nam ở nước ngoài, các tổ chức quốc tế tiếp tục ủng hộ, giúp đỡ người nghèo, thực hiện mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội, phát triển bền vững.
Nguồn lực huy động được sẽ ưu tiên hỗ trợ cho hộ nghèo, cộng đồng nghèo vùng biên giới, các tỉnh bị thiệt hại do thiên tai, do bão lũ, rét đậm, rét hại, hạn hán năm 2017 - 2018.
Tại buổi làm việc, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn khẳng định, thời gian qua, các hoạt động chung tay vì người nghèo đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của toàn xã hội, các tập đoàn, tổng công ty, qua đó góp phần thiết thực trong việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động.
Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo còn cao, vì vậy cần tiếp tục triển khai chương trình thành hoạt động thường niên để góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân, tạo sự lan tỏa và huy động được nhiều nguồn lực hỗ trợ người nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.
Đồng chí Trần Thanh Mẫn đề nghị, việc tổ chức chương trình cần bảo đảm tính thiết thực, hiệu quả. Trong năm 2018, hoạt động chăm lo cho người nghèo cần có trọng tâm, trọng điểm với các chương trình cụ thể như tặng áo ấm cho người nghèo, mổ tim, chạy thận cho bệnh nhân nghèo...
Kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao những kết quả tích cực của chương trình “Chung tay vì người nghèo” năm 2017, qua đó tạo dấu ấn mạnh mẽ, có tính nhân văn cao, phát huy tinh thần tương thân tương ái và thể hiện sự gắn kết, chung tay của cả cộng đồng trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững.
Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành liên quan phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chuẩn bị kỹ lưỡng, tổ chức thành công chương trình truyền hình trực tiếp “Cả nước chung tay vì người nghèo” vào ngày 17-10, đây là một sự kiện thường niên, thực chất, có sức lan tỏa mạnh mẽ, huy động sự chung tay ủng hộ người nghèo của toàn xã hội.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ lưu ý, bên cạnh việc đẩy mạnh truyền thông về tháng cao điểm vì người nghèo, mà điểm nhấn là Chương trình truyền hình trực tiếp “Cả nước chung tay vì người nghèo” năm 2018, cần tổ chức hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình, cộng đồng thoát nghèo, tôn vinh những doanh nghiệp, cá nhân có đóng góp ủng hộ cho người nghèo; tổ chức trao giải báo chí về công tác giảm nghèo bền vững và phát động nhắn tin ủng hộ người nghèo qua Cổng thông tin nhân đạo quốc gia 1400./.
Chặng đường 45 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Canada  (22/08/2018)
Đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trước tình hình mới  (22/08/2018)
Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương  (22/08/2018)
An ninh ở Đông Nam Á trước những thách thức mới từ chủ nghĩa khủng bố  (22/08/2018)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 13 đến ngày 19-8-2018)  (22/08/2018)
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng làm việc tại Kiên Giang  (21/08/2018)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên