Tăng cường công tác phối hợp để thực hiện hiệu quả đào tạo theo nhu cầu xã hội
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia về đào tạo theo nhu cầu xã hội (Ban chỉ đạo) chiều ngày 6-3, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng ban chỉ đạo Quốc gia về đào tạo theo nhu cầu xã hội, nhấn mạnh: Trách nhiệm của nhà nước là phải dự báo nhu cầu nhân lực và chuyển giao thông tin cho các trường đại học (ĐH), cao đẳng để có căn cứ đào tạo đúng nhu cầu. | |||
Phó Thủ tướng yêu cầu chậm nhất hết năm 2009, tất cả các ngành kinh tế chủ lực phải có đề án về đào tạo theo nhu cầu xã hội, không chờ đợi nhau để nhanh chóng đưa chủ trương lớn này vào cuộc sống. Tính từ cuộc họp giao ban đầu tiên của Ban chỉ đạo ngày 27-9-2008 và cuộc giao ban thứ 2 ngày 3-12-2008, chỉ có Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập Ban chỉ đạo đào tạo nhân lực. Các Bộ, ngành khác là thành viên Ban chỉ đạo chưa triển khai, sự phối hợp chưa giữa các bên chưa tốt.
Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Bành Tiến Long, thành viên Ban chỉ đạo báo cáo: mặc dù số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học tăng lên hằng năm cùng với sự phát triển của các trường đại học và các hệ đào tạo, song các doanh nghiệp lại luôn phải phàn nàn về chất lượng lao động.
Theo một khảo sát của Ngân hàng Thế giới, khoảng 50% các công ty trong lĩnh vực may mặc, hóa chất đánh giá lao động được đào tạo không đáp ứng nhu cầu. Một số doanh nghiệp phần mềm cần đào tạo lại ít nhất 1 năm cho khoảng 80% - 90% sinh viên tốt nghiệp vừa được tuyển dụng. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng vẫn diễn ra ở các ngành dệt may, da giày, gỗ, du lịch, đóng tàu... Thường chỉ khi nhu cầu nhân lực của một ngành nào đó đã ở mức cao mới được chú ý đào tạo và bắt đầu thu hút người học. Nhiều ý kiến tại cuộc họp đã nêu lên những bất cập trong hệ thống dạy nghề và hướng nghiệp cũng như “chuẩn đầu ra” hiện nay, trong đó có ví dụ của Vinashin: Trong khi mục tiêu của Việt Nam tới năm 2020 sẽ trở thành quốc gia đứng thứ 4 thế giới về năng lực đóng tàu, thì hằng năm các cơ sở đào tạo mới chỉ cung cấp được khoảng 600-700 kỹ sư và khoảng 2.000-3.000 công nhân thuộc các ngành nghề gắn liền với công nghiệp đóng tàu, tức là chỉ đáp ứng được khoảng 40-60% yêu cầu về nhân lực.
Giữa đào nguồn nhân lực và yêu cầu sử dụng lao động trong ngành công nghệ thông tin cũng còn tồn tại nhiều vấn đề, trong đó Hà Nội hằng năm tuyển trên 13.000 sinh viên, song số lượng sinh viên được đào tạo vẫn còn những hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nước ngoài.
Trong khi đó, theo chương trình phát triển nhân lực cho công nghiệp công nghệ thông tin, đến năm 2015 cả nước cần có 1 triệu người làm việc trong lĩnh vực này. Khoảng cách không nhỏ giữa nhu cầu của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng của đào tạo đã cho thấy rõ một lỗ hổng lớn trong công tác dự báo xu hướng, nhu cầu lao động để giúp sinh viên định hướng nghề nghiệp và các trường xây dựng chương trình đào tạo.
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu: Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp các ý kiến của buổi họp này để báo cáo gửi Chính phủ đầu tháng 4-2009. Trước ngày 15-5, các bộ cần công bố tiêu chí, chứng chỉ bắt buộc của ngành mình trong đào tạo nghề, sau đó chính thức trở thành yêu cầu bắt buộc đối với người lao động. Cần tuyên truyền hiệu quả hơn nữa để người có nhu cầu đi học biết chủ trương, khuyến khích các doanh nghiệp cùng tham gia, hỗ trợ dạy nghề. Phó Thủ tướng đề xuất các đơn vị đào tạo có thể chủ động ký kết các văn bản thỏa thuận hợp tác trực tiếp với các doanh nghiệp để đặt hàng hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu khoa học, tạo cơ sở thực tập cho sinh viên, tiếp nhận sinh viên khi ra trường. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu các trường cần hình thành bộ phận chuyên trách và có cơ chế để đánh giá được tỷ lệ sinh viên có việc làm sau 1 năm ra trường và công bố số liệu này từ tháng 6-2009./. |
Nâng cao năng lực lãnh đạo cho phụ nữ trong khu vực công  (06/03/2009)
Tỷ lệ phụ nữ Việt Nam trong bộ máy quản lý doanh nghiệp chiếm khoảng 28%  (06/03/2009)
Việt Nam kêu gọi đảm bảo các quyền con người  (05/03/2009)
Cam kết hợp tác thúc đẩy bình đẳng giới  (05/03/2009)
Trung Quốc: khai mạc kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa 11  (05/03/2009)
Cam kết hợp tác thúc đẩy bình đẳng giới  (05/03/2009)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên