Việt Nam kêu gọi đảm bảo các quyền con người
Các nước và Hội đồng Nhân quyền cần tăng cường đối thoại xây dựng và hợp tác nhằm thực hiện mục tiêu và lợi ích chung là đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền con người trên thế giới
Sáng 4-3, Đại sứ Vũ Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, kêu gọi cộng đồng quốc tế và các nước tăng cường hợp tác và cùng có biện pháp hỗ trợ lẫn nhau để giảm thiểu những tác động tiêu cực đối với cuộc sống của người dân, sớm phục hồi và phát triển kinh tế, tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững và đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền con người.
Phát biểu tham luận tại Phiên họp cấp cao Khóa 10 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Đại sứ Vũ Dũng nêu bật những diễn biến lớn tác động trực tiếp và nhiều mặt đến việc đảm bảo quyền con người trên thế giới, nhất là sự ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu, tình trạng thiếu lương thực, khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế, việc gia tăng nghèo đói, dịch bệnh, xung đột và bạo lực.
Đại sứ nêu rõ các cuộc khủng hoảng nối tiếp nhau đã tạo ra những thách thức và khó khăn mới đối với việc thực hiện quyền con người, đe dọa các thành quả đạt được của công cuộc xóa đói giảm nghèo và việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ tại nhiều nước, nhất là tại các nước đang phát triển.
Đại sứ hoan nghênh việc Hội đồng Nhân quyền vừa tổ chức Khóa họp đặc biệt về tác động của khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu đối với nhân quyền, nhấn mạnh việc Việt Nam đã ký đồng bảo trợ Nghị quyết kêu gọi các nước không đối phó với khủng hoảng bằng các hàng rào thương mại, không cắt giảm các nguồn đầu tư, viện trợ nước ngoài…
Đại sứ khẳng định Việt Nam ủng hộ việc Đại Hội đồng Liên hợp quốc tổ chức Hội nghị cấp cao tại New York vào tháng 6 tới về vấn đề này.
Đại sứ kêu gọi các nước và Hội đồng Nhân quyền tăng cường đối thoại xây dựng và hợp tác nhằm thực hiện mục tiêu và lợi ích chung là đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền con người trên thế giới, đồng thời nêu bật các chính sách, thành tựu và những cam kết của Việt Nam trong việc đảm bảo các quyền và tự do cơ bản của người dân, đặc biệt là các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội.
Đại sứ cũng nhấn mạnh chính sách cởi mở, sẵn sàng đối thoại với tất cả các nước, các cơ chế quốc tế về nhân quyền, việc Việt Nam đã tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak 2008 và đang tích cực chuẩn bị đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo thế giới vào năm 2010.
Đại sứ thông báo việc Chính phủ Việt Nam đã chuẩn bị nghiêm túc báo cáo Kiểm điểm định kỳ về nhân quyền và kế hoạch của Việt Nam mời một số báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc vào Việt Nam để tìm hiểu tình hình và trao đổi kinh nghiệm.
Khóa họp lần thứ 10 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc được tiến hành từ ngày 2 - 27-3. Tuần đầu tiên của Khóa họp (từ 2 - 5-3) dành cho phần thảo luận ở cấp cao với sự tham dự của lãnh đạo và quan chức cấp cao của 70 nước./.
Trung Quốc: khai mạc kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa 11  (05/03/2009)
Cam kết hợp tác thúc đẩy bình đẳng giới  (05/03/2009)
An toàn lao động - bảo vệ người lao động - tiết kiệm ngân sách quốc gia  (05/03/2009)
Hội nghị nữ doanh nhân Việt Nam năm 2009  (05/03/2009)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên