Nga luôn coi Việt Nam là nhân tố quan trọng trong ASEAN
Viện Kinh tế và Quản lý hành chính công trực thuộc tổng thống Nga ngày 25-4 đã phối hợp với Quỹ nghiên cứu khoa học “Ý tưởng Á - Âu” tổ chức buổi tọa đàm chuyên gia với chủ đề “Sự tăng cường của Nga trong ASEAN”, nhân Hội nghị cấp cao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 32 đang diễn ra tại Singapore.
Tham dự tọa đàm có hơn 20 đại biểu là đại diện các cơ quan, giới doanh nghiệp, giới chuyên gia Nga chuyên nghiên cứu và làm việc trong lĩnh vực hợp tác với ASEAN, cùng một số cơ quan truyền thông Nga.
Các đại biểu đã cùng thảo luận, đánh giá, phân tích về nhiều vấn đề trong hợp tác giữa Nga và các quốc gia ASEAN như hiệu quả của chính sách hướng Đông của Nga trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của phương Tây; vai trò của các dự án kinh tế châu Á đối với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu; các vấn đề về kinh tế số, công nghệ, đầu tư, sáng tạo của các nước ASEAN; những vấn đề an ninh chưa được giải quyết ở Đông Nam Á...
Đa phần các bài phát biểu đều khẳng định, Việt Nam là nhân tố đi đầu trong ASEAN ở tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa... Đặc biệt, Chủ tịch Hội đồng chuyên gia Quỹ nghiên cứu khoa học “Ý tưởng Á - Âu,” ông Grigory Trofimchuk, nhấn mạnh đối với Liên bang Nga, Việt Nam với tư cách là quốc gia duy nhất trong ASEAN ký Hiệp định thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á - Âu, sẽ là cầu nối quan trọng để Moscow tăng cường hội nhập vào ASEAN, qua đó góp phần phá vỡ thế bao vây, cấm vận của phương Tây.
Về phần mình, bà Akiko Sato, Trưởng phòng tài chính một công ty Nhật Bản hoạt động tại Moskva kiêm giảng viên kinh tế của Viện Kinh tế và Quản lý hành chính công, đã đề xuất thực hiện một loạt dự án hợp tác chung giữa tam giác đối tác Nga-Nhật Bản - Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam, bởi tiềm năng to lớn của thị trường Việt Nam với tốc độ tăng trưởng khoảng 6% - 7%. Theo bà Akiko, Việt Nam đang tích cực tìm cách thay thế nguồn năng lượng truyền thống và điều này sẽ tạo động lực mới cho sự phát triển của ngành công nghiệp.
Kết thúc tọa đàm, các đại biểu đều nhất trí cao với kết luận: Đối thoại giữa Nga và ASEAN là điển hình cho sự hợp tác bền vững và hiệu quả ở cấp độ quốc tế, là hình mẫu cho các mối quan hệ hợp tác khác trên toàn thế giới; Nga cần thúc đẩy chính sách hướng Đông, tận dụng quan hệ lịch sử và chú ý nhiều hơn tới sáng kiến của các nước ASEAN, đặc biệt là Việt Nam để vô hiệu hóa các biện pháp trừng phạt của phương Tây chống Nga; Quan hệ Nga - Việt Nam không chỉ là cầu nối Á - Âu đi vào khu vực Đông Nam Á, mà còn là hình mẫu trong hợp tác thương mại, đầu tư, khoa học - kỹ thuật và sáng tạo song phương; Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu của ASEAN, có nhiều sáng kiến trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế để phát triển khu vực này, đưa ASEAN ngày càng có vị thế trên thế giới; Quan điểm của Liên bang Nga về xung đột trên Biển Đông không thay đổi, cần phải giải quyết bằng con đường ngoại giao hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về luật Biển năm 1982.
Kết luận nêu trên sẽ được Ban tổ chức tọa đàm gửi đến các cơ quan chức năng về hợp tác Nga - ASEAN, cộng đồng chuyên gia Nga và đăng tải trên các phương tiện truyền thông Nga./.
Gần 130 nước dự Hội nghị về gắn kết chặt chẽ hòa bình với phát triển  (26/04/2018)
Festival Huế lần thứ X: “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển - Huế 1 điểm đến 5 di sản”  (26/04/2018)
Festival Huế lần thứ X: “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển - Huế 1 điểm đến 5 di sản”  (26/04/2018)
Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore  (25/04/2018)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu thăm chính thức Singapore  (25/04/2018)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên