*** Hồ sơ

Phong trào cánh tả Mỹ La-tinh

Tả, từ Hán Việt, có nghĩa là bên trái. Hữu, có nghĩa là bên phải. Tả khuynh hay cánh tả, phái tả dùng để chỉ những người trong guồng máy chính trị nhưng có tư tưởng tiến bộ, đổi mới, dân chủ. Còn hữu khuynh hay cánh hữu, phái hữu dùng để chỉ người có tư tưởng bảo thủ đối lập với chủ nghĩa Mác - Lê-nin.

Vài nét về các đảng cánh tả Mỹ La-tinh

Các nước Mỹ La-tinh, trước đây hay được gọi là châu Mỹ La-tinh có khoảng 550 triệu dân. Theo các nhà nghiên cứu, hiện phong trào cánh tả ở Mỹ La-tinh có thể phân thành 2 dạng. Một là, khuynh hướng “dân túy, chống đế quốc, chống Mỹ và chống chủ nghĩa Tự do kinh tế mới”, khuynh hướng thứ hai là “Dân chủ xã hội ôn hòa”

Nguồn gốc tên gọi của một số nước Mỹ La-tinh

Cu-ba, Bra-xin, Chi-lê hay Vê-nê-xu-ê-la, mỗi tên nước đều có một ý nghĩa. Ví như, Cu-ba có nguồn gốc từ tên gọi một điểm dân cư trên đảo trong tiếng In-di-an, Trong truyền thuyết, Cu-ba là một lãnh tụ anh dũng thiện chiến, không sợ địch mạnh, được nhân dân yêu mến, từ đó họ lấy tên ông đặt làm tên điểm dân cư, sau này gọi thành tên nước.

Bàn tay CIA ở Mỹ La-tinh

Đối với nhân loại, cuộc đảo chính của Pi-nô-chê - một trong những tên phát xít của thế kỷ XX, tiến hành tại Chi-lê năm 1973 là một bước lùi của tiến trình dân chủ, mỉa mai thay, cuộc đảo chính này lại có sự hậu thuẫn quan trọng của Mỹ, một quốc gia luôn rao giảng dân chủ trên thế giới. Và dù cuộc đảo chính đẫm máu tại Chi-lê hay 638 vụ ám sát bất thành Chủ tịch Phi-đen Cát-xtrô, tất cả đều có bàn tay của CIA.

Một số nhân vật nổi tiếng ở Mỹ La-tinh

Phi-đen Cát-xtrô sinh tháng 8-1926 tại Cu-ba. Năm 1945, ông học trường Đại học Ha-va-na và tốt nghiệp ngành luật năm 1950. Ngày 1-1-1959, Phi-đen Cát-xtrô đã lãnh đạo thành công cuộc cách mạng Cu-ba. Ngày 18-2-2008, ông tuyên bố ý định thôi giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Tổng tư lệnh quân đội Cu-ba sau gần 50 năm lãnh đạo. Đối với lãnh đạo và nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Phi-đen mãi mãi là người bạn lớn, người đồng chí, người anh em vô cùng thân thiết.

***Vấn đề và bình luận

Bùng phát của cánh tả Mỹ La-tinh

Như báo chí nước ngoài đã bình luận và đánh giá, trong một bối cảnh lịch sử đặc biệt có nhiều thuận lợi, vào lúc Mỹ sa lầy ở I-rắc chưa thoát ra được và gặp nhiều bị động, rắc rối ở các nơi khác tưởng như “cái sân sau đang bị bỏ ngỏ” thì “sự đổi chiều sang cánh tả ở hàng loạt nước Mỹ La-tinh đã làm ảnh hưởng lớn đến bản đồ địa - chính trị của khu vực”.

Phong trào cánh tả Mỹ La-tinh: thách thức và triển vọng

Những chuyển động và thắng lợi của phong trào cánh tả, tiến bộ Mỹ La-tinh đầu những năm 90 thế kỷ XX đến nay theo xu hướng dân sinh, dân chủ, dân tộc đã từng bước làm biến đổi bản đồ địa - chính trị khu vực. Tuy nhiên, phong trào này hiện đang phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức. Đó là tính tổ chức chưa chặt chẽ, chưa thống nhất; hay những vấn đề tích tụ qua nhiều thập niên không dễ giải quyết...

Mỹ La-tinh có còn là “sâu sau” của Mỹ?

Tham vọng biến Mỹ La-tinh thành “sân sau”, với Mỹ hiện đã rõ. Những động thái “liên kết để chiến thắng” khiến ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực “trượt dốc” cùng thời gian. Những đợt “sóng cồn” phong trào cánh tả đã nổi lên và ngày càng dâng cao. Sự “lên ngôi” của lực lượng cánh tả được ghi nhận bằng thắng lợi vang dội trong các cuộc bầu cử tổng thống ở Vê-nê-xu-ê-la, Ác-hen-ti-na...

*** Bên lề sự kiện

Mỹ La-tinh đẩy lùi chủ nghĩa tự do mới

Chủ nghĩa tự do mới là một học thuyết về tăng quyền cho thị trường cho thị trường tự do và hạn chế sự can thiệp của chính phủ vào kinh tế. Gọi đó là chủ nghĩa tự do “mới” vì nó là hậu duệ của chủ nghĩa tự do “cũ” với học thuyết A-đam Xmít (1723 - 1790) đề xướng nhà nước không can thiệp vào kinh tế, đối lập với học thuyết chủ nghĩa tư bản “nhân văn” của May-na-dơ Kên (1883 - 1946).

Phong cách kiên định và dũng khí sáng tạo của Cu-ba

Mỗi lần nhìn lại những năm tháng vừa qua của Cu-ba trong thời kỳ đặc biệt, đông đảo bạn bè quốc tế và cả không ít thế lực thù địch đều thật sự khâm phục bản lĩnh và tiềm năng sáng tạo của Đảng, Nhà nước và nhân dân Hòn đảo Anh hùng. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách ngặt nghèo, nhưng Cu-ba vẫn là điểm sáng về tăng trưởng kinh tế trong toàn bộ khu vực Mỹ La-tinh.

Hình ảnh Người chiến sỹ cộng sản Phi-đen trong lòng người dân Mỹ La-tinh

Gần nửa thập kỷ qua, Chủ tịch Cu-ba Phi-đen Cát-xtrô là một trong những hình ảnh đẹp nhất trong lòng bạn bè quốc tế, nhất là đối với người dân nghèo Mỹ La-tinh. Nói đến Phi-đen, nhiều người thường liên tưởng tới biểu tượng về một con người kiên cường đấu tranh cho tinh thần độc lập dân tộc và vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của con người. Trong lòng nhân dân Cu-ba, Chủ tịch Phi-đen mãi mãi là vị lãnh tụ tinh thần, vị Tổng Tư lệnh tối cao.

*** Kinh tế và hội nhập

An ninh lương thực: Nỗi lo và giải pháp

Thế giới đang đối mặt với thách thức mới, nghiêm trọng: Thiếu lương thực và giá lương thực cao. Đây là nỗi lo của toàn nhân loại, trước hết là ở các nước đói nghèo. Để đối phó với tình hình này, Chính phủ nhiều nước đã và đang có những giải pháp vừa cấp bách, vừa lâu dài giải quyết vấn đề lương thực. Theo các chuyên gia của Liên hợp quốc, giá lương thực thế giới tăng 40% trong 9 tháng qua.

2 tuần trong 5 phút

Việt Nam

Thế giới

*** Văn học - nghệ thuật

Một cách nhìn khác về chiến tranh Cách mạng qua tiểu thuyết Thượng Đức

Dù chiến tranh đã lùi xa cách đây hơn 30 năm, nhưng hình như nó vẫn còn hiện hữu đến mức nóng bỏng trong tiểu thuyết Thượng Đức của nhà văn - đại tá quân đội Nguyễn Bảo, nguyên là một phóng viên chiến trường có mặt tại mảnh đất đầy máu lửa của chiến trường Khu V và ở ngay Thượng Đức khi xảy ra chiến sự. Tác phẩm là một bản anh hùng ca bị tráng của quân và dân ta tại chiến trường này.

Kiểu chào của lính sao mà khó thế!

Vào đầu năm 1950, ở Liên khu V, phong trào tòng quân, tham gia giết giặc lập công diễn ra sôi động, các lực lượng văn nghệ nghĩ cũng nô nức tòng quân. Theo phong trào tòng quân, nhà thơ Khương Hữu Dụng xung phong vào bộ đội. Do tuổi cao nên ông không phải tập các động tác yếu lĩnh mà chỉ tập chào. Vào quân đội hơn ba tháng, mà nhà thơ vẫn lúng túng với cái chào lính, rất sợ phải chào nhau, khi gặp trên đường, khi hội họp..

*** Văn hóa - xã hội

Đại Lễ Phật đản Liên hợp quốc 2008: Cầu nối giữa Phật giáo Việt Nam với Phật giáo thế giới

Đăng cai tổ chức Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc năm 2008, Việt Nam đã góp phần khẳng định chính sách tự do tôn giáo, đường lối đối ngoại rộng mở của Đảng và Nhà nước ta; sẵn sàng tạo mọi điều kiện để Phật giáo hội nhập và giao lưu quốc tế, đồng thời tạo cơ hội cho đồng bào Việt Nam nói chung và đồng bào theo Phật Việt Nam ở nước ngoài có điều kiện trở về nước dự Đại Lễ này.

Chiến công thầm lặng của J22

J22 là mật danh của Phòng tình báo Bộ Tham mưu B2 trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trong suốt cuộc chiến, nhất là từ giữa những năm 1965 khi quân đội Mỹ trực tiếp tham chiến tại miền Nam Việt Nam, đẩy cuộc chiến leo thang lên một nấc mới, chuyển chiến tranh đặc biệt sang chiến tranh cục bộ... cho đến 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, những tin tức, hoạt động của J22 đã đóng góp quan trọng vào sự nghiệp giải phóng đất nước.

Đồng Tháp Mười - “Việt Bắc của miền Nam”

Đọ sức với trời, với giặc bao đời, con người sống nơi đây như được tôi rèn thành thép đặc. Ở đây nắng mênh mông, gió mênh mông, nước cũng mênh mông. Con người ở đây dũng cảm, lạc quan, cởi mở, phóng khoáng như trời đất nơi đây vậy. Họ làm hết mình, đánh giặc hết mình và vui chơi cũng hết mình. Đó là đặc điểm của người dân Đồng Tháp Mười kiên cường, anh dũng.

Bình đẳng giới: Đừng để chỉ là “đồ trang sức lộng lẫy”!

Hiện có 70% những người nghèo khổ trên thế giới là phụ nữ và tỷ lệ này còn gia tăng. Ngay cả một nước phát triển như Mỹ, 62% người nghèo là phụ nữ trong khi đó năm 1940 tỷ lệ ấy chỉ có 40%. Hiện có 41 nước chưa ký công ước về việc loại trừ tất cả hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ mà đa số là các nước Ả-rập và Hồi giáo. Một người phụ nữ Ả-rập Xê-út hoặc I-ran không thể đi du lịch nếu không được người chồng ưng thuận.

*** Cửa sổ nhìn ra thế giới

Mỹ La-tinh: Thêm một gương mặt mới cho cánh tả

Chưa đầy một năm sau sự kiện bà Phéc-năng-đét đại diện cho cánh trung tả trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của Ác-hen-ti-na, ngày 21-4-2008, tại Pa-ra-goay lại xuất hiện thêm một gương mặt mới đại diện cho cánh tả là cựu giám mục Thiên Chúa giáo Phéc-năng-đô Lu-gô. Ông đã giành thắng lợi trong cuộc bầu của Tổng thống ở quốc gia Nam Mỹ này.

Cơ hội của Ấn Độ tại châu Phi

Từ thế kỷ thứ XVI, thực dân Bồ Đào Nha đã đưa nhân công Ấn Độ sang Kê-ni-a đế xây pháo đài Giê-su, nơi được đặt nền móng giao thương giữa người Ấn và người châu Phi. Quan hệ thương mại giữa Ấn Độ và châu Phi trong năm 2007 đạt 25 tỉ USD (tăng gấp 5 lần trong 5 năm qua). Song, Ấn Độ lại chậm chân hơn so với Nhật Bản, EU và Trung Quốc khi mới chỉ tổ chức được một cuộc gặp thượng đỉnh với châu lục này vào trung tuần tháng 4-2008./.