Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đến Peru tham dự APEC 2016
21:39, ngày 18-11-2016
Theo Đặc phái viên TTXVN, chiều 17-11 (theo giờ địa phương), tức sáng 18-11 (theo giờ Hà Nội), Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thủ đô Lima (Peru), bắt đầu chuyến tham dự Tuần lễ Cấp cao lần thứ 24 của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được tổ chức tại Lima, Peru, từ ngày 17 đến ngày 20-11 theo lời mời của Tổng thống Peru Pedro Paplo Kuczynsky.
Ra đón Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân tại Sân bay quân sự số 2 có đại diện Chính phủ, Bộ Ngoại giao Peru, Đại sứ Việt Nam tại Brazil kiêm nhiệm Peru Nguyễn Văn Kiền và các cán bộ Đại sứ quán.
Tham gia Đoàn đại biểu cấp cao có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung; Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh; Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Đại sứ Việt Nam tại Brazil kiêm nhiệm Peru Nguyễn Văn Kiền; Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh; Trợ lý Chủ tịch nước Trần Quang Tiệp.
APEC 2016 là năm đầu tiên triển khai nhiều chiến lược dài hạn về tăng trưởng chất lượng, cải cách cơ cấu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác dịch vụ.
Dưới chủ đề “Tăng trưởng chất lượng và Phát triển con người”, Năm APEC Peru 2016 tập trung thúc đẩy 4 ưu tiên chính Liên kết kinh tế khu vực và tăng trưởng chất lượng; Thị trường lương thực khu vực; Hiện đại hóa doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; Phát triển vốn nhân lực.
Trong 18 năm qua (từ khi tham gia APEC năm 1998), Việt Nam tích cực tham gia và đóng góp vào hợp tác APEC.
Nổi bật là việc đảm nhiệm thành công vai trò chủ nhà Năm APEC 2006 với thành công của Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 14 đề ra triển vọng dài hạn về hướng tới hình thành Khu vực Thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương, thông qua Chương trình Hành động Hà Nội về thực hiện Mục tiêu Bogor và các biện pháp cải cách để nâng cao hiệu quả hợp tác APEC.
Năm 2014, Việt Nam đăng cai tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng APEC lần thứ sáu về Phát triển nguồn nhân lực tại Hà Nội.
Việt Nam là một trong những thành viên chủ động đề xuất và tham gia nhiều sáng kiến mới, chủ trì đề xuất và triển khai trên 100 dự án trên nhiều lĩnh vực như thương mại, đầu tư, hợp tác kinh tế - kỹ thuật, doanh nghiệp nhỏ và vừa, đối phó tình trạng khẩn cấp, y tế, an ninh lương thực, chống khủng bố…
Việt Nam cũng đã từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng trong các cơ chế hợp tác của APEC.
Trong năm 2016, Việt Nam đã tham gia đóng góp tích cực vào các hoạt động và quan tâm chung của APEC, đặc biệt trong quá trình xây dựng những định hướng hợp tác dài hạn, thể hiện “chủ động đóng góp, tham gia định hình các cơ chế đa phương” theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng XII./.
Tham gia Đoàn đại biểu cấp cao có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung; Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh; Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Đại sứ Việt Nam tại Brazil kiêm nhiệm Peru Nguyễn Văn Kiền; Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh; Trợ lý Chủ tịch nước Trần Quang Tiệp.
APEC 2016 là năm đầu tiên triển khai nhiều chiến lược dài hạn về tăng trưởng chất lượng, cải cách cơ cấu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác dịch vụ.
Dưới chủ đề “Tăng trưởng chất lượng và Phát triển con người”, Năm APEC Peru 2016 tập trung thúc đẩy 4 ưu tiên chính Liên kết kinh tế khu vực và tăng trưởng chất lượng; Thị trường lương thực khu vực; Hiện đại hóa doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; Phát triển vốn nhân lực.
Trong 18 năm qua (từ khi tham gia APEC năm 1998), Việt Nam tích cực tham gia và đóng góp vào hợp tác APEC.
Nổi bật là việc đảm nhiệm thành công vai trò chủ nhà Năm APEC 2006 với thành công của Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 14 đề ra triển vọng dài hạn về hướng tới hình thành Khu vực Thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương, thông qua Chương trình Hành động Hà Nội về thực hiện Mục tiêu Bogor và các biện pháp cải cách để nâng cao hiệu quả hợp tác APEC.
Năm 2014, Việt Nam đăng cai tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng APEC lần thứ sáu về Phát triển nguồn nhân lực tại Hà Nội.
Việt Nam là một trong những thành viên chủ động đề xuất và tham gia nhiều sáng kiến mới, chủ trì đề xuất và triển khai trên 100 dự án trên nhiều lĩnh vực như thương mại, đầu tư, hợp tác kinh tế - kỹ thuật, doanh nghiệp nhỏ và vừa, đối phó tình trạng khẩn cấp, y tế, an ninh lương thực, chống khủng bố…
Việt Nam cũng đã từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng trong các cơ chế hợp tác của APEC.
Trong năm 2016, Việt Nam đã tham gia đóng góp tích cực vào các hoạt động và quan tâm chung của APEC, đặc biệt trong quá trình xây dựng những định hướng hợp tác dài hạn, thể hiện “chủ động đóng góp, tham gia định hình các cơ chế đa phương” theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng XII./.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang gửi điện cảm ơn Chủ tịch Cuba Raul Castro  (18/11/2016)
Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trước yêu cầu mới  (18/11/2016)
Kinh tế Việt Nam trong trung hạn: triển vọng và một số ảnh hưởng của yếu tố môi trường  (18/11/2016)
Giảm nghèo bền vững để bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa  (18/11/2016)
“Báo chí cần khơi dậy truyền thống Đại đoàn kết của toàn dân tộc”  (18/11/2016)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên