Hàng nghìn người dân Đức xuống đường biểu tình phản đối Thỏa thuận do thương mại giữa Mỹ và châu Âu TTIP
23:36, ngày 23-04-2016
TCCSĐT - Ngày 23-4-2016, hàng nghìn người dân thành phố Hannover của Đức đã xuống đường phản đối thỏa thuận tự do thương mại giữa Mỹ và châu Âu, có tên gọi đầy đủ là Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP).
Theo cảnh sát thành phố, hơn 20.000 người đã tham gia cuộc biểu tình, diễn ra một ngày trước thềm chuyến thăm chính thức của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Những người biểu tình đã giơ cao các biểu ngữ phản đối TTIP, cho rằng thỏa thuận này sẽ hủy hoại các tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng và môi trường.
Theo kế hoạch, Tổng thống B.Obama sẽ tới Đức ngày 24-4 để tham dự Hội chợ công nghiệp Hannover và thúc đẩy TTIP. Đây sẽ là lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ tham dự hội chợ công nghiệp lớn nhất thế giới được thành lập từ năm 1947 này. Theo tờ Thế giới (Welt) của Đức, đoàn thăm Đức lần này của Tổng thống B.Obama gồm khoảng 600 người. Đức sẽ triển khai khoảng 8.000 nhân viên an ninh để đảm bảo cho chuyến thăm của ông Obama, trong đó khoảng một nửa bảo vệ trực tiếp lộ trình của nhà lãnh đạo Mỹ. Cấp độ bảo đảm an ninh ở mức cao nhất, mức "đặc biệt" mà ngoài ông Obama chỉ có Giáo hoàng.
Trong bối cảnh chính trường Mỹ đang bị cuốn vào các chiến dịch vận động tranh cử chức Tổng thống Mỹ năm 2016, một số Ủy viên Thương mại Liên minh châu Âu (EU) cho rằng không nên để cuộc bầu cử tại nước này ảnh hưởng và làm trì trệ tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) giữa EU và Mỹ. Một số ứng cử viên đang nỗ lực giành tấm vé đại diện của Đảng Cộng hòa và Dân chủ ra tranh chức Tổng thống Mỹ cũng đã lên tiếng phản đối thỏa thuận trên cùng với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - thỏa thuận đã được ký kết song chưa nhận được sự phê chuẩn của Quốc hội Mỹ. Các ý kiến chỉ trích cho rằng các thỏa thuận trên sẽ làm mất đi công ăn việc làm của người lao động Mỹ.
Hiện cả EU và Mỹ đều đang nỗ lực đẩy nhanh việc đàm phán với hy vọng có thể hoàn tất TTIP trong năm nay, trước thời điểm Tổng thống B.Obama kết thúc nhiệm kỳ. Theo Đại sứ Mỹ John B. Emerson, trong chuyến thăm Đức, Tổng thống B.Obama sẽ nỗ lực thúc đẩy thoả thuận thương mại xuyên Đại Tây Dương giữa EU và Mỹ vì tổng thống muốn kết thúc tiến trình đàm phán trong thời gian còn tại nhiệm. Các cuộc đàm phán về TTIP được khởi động từ tháng 7-2013, nhưng sau đó bị trì hoãn do phía châu Âu phản đối các điều khoản do phía Mỹ đưa ra liên quan việc bảo vệ các nhà đầu tư, trong đó có cơ chế ISDS.
Tháng 10 năm ngoái, tờ Sputnik của Đức đưa tin, Chủ tịch Quốc hội Đức Norbert Lammert đã yêu cầu tăng cường sự minh bạch trong đàm phán về Hiệp định thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP), đồng thời cảnh báo Quốc hội Đức sẽ không ký thỏa thuận này. Phát biểu với với hãng tin Đức Funke Mediengruppe, Chủ tịch Quốc hội Đức N. Lammert nêu rõ: "Tôi loại trừ khả năng quốc hội Đức phê chuẩn TTIP giữa Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ, bởi vì quốc hội không thể kiểm soát việc thực hiện thỏa thuận này". Tương tự như Bộ trưởng Kinh tế Đức Sigmar Gabriel, ông Lammert nói rằng "Đại sứ quán Mỹ cung cấp rất ít thông tin, do đó cả chính phủ lẫn Quốc hội Đức đều không có gì để thảo luận (về TTIP)".
Còn theo một số chuyên gia châu Âu, họ lo ngại cơ chế này sẽ thách thức các luật, đặc biệt về thực phẩm và môi trường của “lục địa già”. Hồi tháng 7 năm ngoái, EU đã chấp thuận thành lập một tòa án châu Âu mới để xem xét mọi tranh cãi nảy sinh xung quanh tất cả các hiệp định thương mại, và mở đường nối lại đàm phán về TTIP giữa EU và Mỹ sau một thời gian dài trì hoãn.
TTIP được kỳ vọng sẽ là thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới, tạo ra một thị trường khổng lồ với 850 triệu người tiêu dùng và chiếm hơn một nửa kim ngạch kinh tế toàn cầu. Nếu được hoàn tất, hiệp định này sẽ thúc đẩy thương mại giữa EU và Mỹ lên đến 1.000 tỷ USD/năm, đồng thời tạo thêm khoảng 13 triệu việc làm./.
Theo kế hoạch, Tổng thống B.Obama sẽ tới Đức ngày 24-4 để tham dự Hội chợ công nghiệp Hannover và thúc đẩy TTIP. Đây sẽ là lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ tham dự hội chợ công nghiệp lớn nhất thế giới được thành lập từ năm 1947 này. Theo tờ Thế giới (Welt) của Đức, đoàn thăm Đức lần này của Tổng thống B.Obama gồm khoảng 600 người. Đức sẽ triển khai khoảng 8.000 nhân viên an ninh để đảm bảo cho chuyến thăm của ông Obama, trong đó khoảng một nửa bảo vệ trực tiếp lộ trình của nhà lãnh đạo Mỹ. Cấp độ bảo đảm an ninh ở mức cao nhất, mức "đặc biệt" mà ngoài ông Obama chỉ có Giáo hoàng.
Trong bối cảnh chính trường Mỹ đang bị cuốn vào các chiến dịch vận động tranh cử chức Tổng thống Mỹ năm 2016, một số Ủy viên Thương mại Liên minh châu Âu (EU) cho rằng không nên để cuộc bầu cử tại nước này ảnh hưởng và làm trì trệ tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) giữa EU và Mỹ. Một số ứng cử viên đang nỗ lực giành tấm vé đại diện của Đảng Cộng hòa và Dân chủ ra tranh chức Tổng thống Mỹ cũng đã lên tiếng phản đối thỏa thuận trên cùng với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - thỏa thuận đã được ký kết song chưa nhận được sự phê chuẩn của Quốc hội Mỹ. Các ý kiến chỉ trích cho rằng các thỏa thuận trên sẽ làm mất đi công ăn việc làm của người lao động Mỹ.
Hiện cả EU và Mỹ đều đang nỗ lực đẩy nhanh việc đàm phán với hy vọng có thể hoàn tất TTIP trong năm nay, trước thời điểm Tổng thống B.Obama kết thúc nhiệm kỳ. Theo Đại sứ Mỹ John B. Emerson, trong chuyến thăm Đức, Tổng thống B.Obama sẽ nỗ lực thúc đẩy thoả thuận thương mại xuyên Đại Tây Dương giữa EU và Mỹ vì tổng thống muốn kết thúc tiến trình đàm phán trong thời gian còn tại nhiệm. Các cuộc đàm phán về TTIP được khởi động từ tháng 7-2013, nhưng sau đó bị trì hoãn do phía châu Âu phản đối các điều khoản do phía Mỹ đưa ra liên quan việc bảo vệ các nhà đầu tư, trong đó có cơ chế ISDS.
Tháng 10 năm ngoái, tờ Sputnik của Đức đưa tin, Chủ tịch Quốc hội Đức Norbert Lammert đã yêu cầu tăng cường sự minh bạch trong đàm phán về Hiệp định thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP), đồng thời cảnh báo Quốc hội Đức sẽ không ký thỏa thuận này. Phát biểu với với hãng tin Đức Funke Mediengruppe, Chủ tịch Quốc hội Đức N. Lammert nêu rõ: "Tôi loại trừ khả năng quốc hội Đức phê chuẩn TTIP giữa Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ, bởi vì quốc hội không thể kiểm soát việc thực hiện thỏa thuận này". Tương tự như Bộ trưởng Kinh tế Đức Sigmar Gabriel, ông Lammert nói rằng "Đại sứ quán Mỹ cung cấp rất ít thông tin, do đó cả chính phủ lẫn Quốc hội Đức đều không có gì để thảo luận (về TTIP)".
Còn theo một số chuyên gia châu Âu, họ lo ngại cơ chế này sẽ thách thức các luật, đặc biệt về thực phẩm và môi trường của “lục địa già”. Hồi tháng 7 năm ngoái, EU đã chấp thuận thành lập một tòa án châu Âu mới để xem xét mọi tranh cãi nảy sinh xung quanh tất cả các hiệp định thương mại, và mở đường nối lại đàm phán về TTIP giữa EU và Mỹ sau một thời gian dài trì hoãn.
TTIP được kỳ vọng sẽ là thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới, tạo ra một thị trường khổng lồ với 850 triệu người tiêu dùng và chiếm hơn một nửa kim ngạch kinh tế toàn cầu. Nếu được hoàn tất, hiệp định này sẽ thúc đẩy thương mại giữa EU và Mỹ lên đến 1.000 tỷ USD/năm, đồng thời tạo thêm khoảng 13 triệu việc làm./.
Việt Nam-Lào tăng cường sự gắn bó giữa hai Đảng, hai nhà nước  (23/04/2016)
Chủ tịch nước dự giao lưu Nữ doanh nhân thời đại Hồ Chí Minh  (23/04/2016)
Thủ tướng chỉ đạo Lai Châu cải thiện mạnh môi trường đầu tư  (23/04/2016)
Việt Nam tham dự Hội nghị Đối tác nghị viện Á-Âu lần thứ 9  (23/04/2016)
Giám sát, kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử tại một số địa phương  (23/04/2016)
Việt Nam dự Hội nghị Quan chức Quốc phòng cấp cao ASEAN  (23/04/2016)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên