Thủ tướng chỉ đạo Lai Châu cải thiện mạnh môi trường đầu tư
23:30, ngày 23-04-2016
Sáng 23-4-2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác của Chính phủ đã dự Hội nghị Xúc tiến Đầu tư tỉnh Lai Châu năm 2016. Đây là lần đầu tiên, một hội nghị xúc tiến đầu tư quy mô lớn được tổ chức trên địa bàn tỉnh miền núi Lai Châu nhằm công bố các cơ chế chính sách ưu đãi đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp, nhà đầu tư hướng hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh vào tỉnh.
Hội nghị cũng là dịp để cho các tổ chức, nhà đầu tư, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài gặp gỡ, đối thoại, trao đổi kinh nghiệm, thiết lập quan hệ hợp tác, liên kết phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh.
Các đại biểu dự hội nghị đã được giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh, các chính sách ưu đãi hỗ trợ đầu tư, danh mục dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư tại Lai Châu. Đặc biệt, hội nghị nhận được sự quan tâm, ý kiến góp ý tham luận của nhiều đại biểu, các chuyên gia, các nhà đầu tư trong và ngoài nước về một số vấn đề cải thiện môi trường đầu tư tại Lai Châu.
Vươn lên từ tiềm năng
Là tỉnh miền núi Tây Bắc của Tổ quốc, diện tích 906.878,7ha; dân số là 43 vạn người, Lai Châu cũng là địa phương có diện tích tự nhiên lớn, đất đai phì nhiêu, phong cảnh núi non hùng vĩ, khí hậu mát mẻ; có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú cùng với cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng... Lai Châu hội tụ các điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao thương với các vùng trong nước và quốc tế; song sự phát triển trong những năm qua chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.
Từ năm 2004 đến nay, Lai Châu thu hút được 124 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký 204.892 tỷ đồng. Các dự án đầu tư tập trung vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, trung tâm thương mại, du lịch, y tế... Trong đó, nhiều dự án lớn đã đi vào hoạt động có hiệu quả, tạo được nhiều việc làm, nộp ngân sách lớn như Dự án Thủy điện Nậm Na 2, Dự án Nhà máy Thủy điện Lai Châu, Dự án Nhà máy Thủy điện Huội Quảng, Dự án Nhà máy thủy điện Bản Chát, Dự án Thủy Điện Chu Va, Dự án Thủy điện Nậm Lụng, Nhà máy gạch Tuynel Tam Đường, Dự án nuôi cá nước lạnh sản xuất thức ăn chăn nuôi và chế biến thủy sản, Dự án Phát triển cao su tại Sìn Hồ Phong Thổ…
Cam kết mạnh mẽ
Tại hội nghị, Phó Bí Thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu Đỗ Ngọc An khẳng định tầm quan trọng của doanh nghiệp là động lực phát triển; đồng thời nhấn mạnh quyết tâm mạnh mẽ cải thiện môi trường đầu tư trên địa bàn, để thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Đặc biệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cam kết nỗ lực hết mình, sát cánh, đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh có hiệu quả bền vững tại Lai Châu... Đồng thời, cam kết không quá 20 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ sẽ cấp chủ trương đầu tư; hỗ trợ giải phóng mặt bằng với cơ chế ưu đãi tốt nhất theo quy định của Chính phủ; cam kết cung ứng đủ lao động cho doanh nghiệp, trích ngân sách hỗ trợ đào tạo lao động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tỉnh cũng sẽ đầu tư hạ tầng lưới điện đến chân hàng rào dự án; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh sẽ trực tiếp giải quyết các vấn đề khúc mắc của doanh nghiệp.
Coi lợi ích của doanh nghiệp là lợi ích của chính địa phương mình
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh và đánh giá cao tính chủ động, sự cố gắng, nỗ lực của tỉnh Lai Châu và Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bên liên quan trong việc tổ chức Hội nghị Xúc tiến Đầu tư tỉnh Lai Châu. Thủ tướng nhấn mạnh việc tạo điều kiện hỗ trợ các tỉnh nghèo, các địa phương đặc biệt khó khăn vươn lên thoát nghèo và phát triển kinh tế-xã hội luôn là một ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước và Chính phủ.
Bày tỏ vui mừng chứng kiến trên 8.000 tỷ đồng được các nhà đầu tư cam kết đầu tư vào Lai Châu qua hội nghị lần này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, thời gian qua từ một tỉnh hết sức khó khăn sau khi thành lập, mặc dù còn nhiều thách thức cần vượt qua nhưng đến thời điểm này, Lai Châu đã có những bước tiến đáng kể và đang trên đà phát triển mạnh mẽ.
Chính quyền và nhân dân tỉnh đã có những lối đi, cách làm ấn tượng, đưa vùng đất miền núi phía Bắc, Lai Châu chuyển mình từ mảnh đất hoang hóa, thiếu điện nước, trường trạm hơn 10, 15 năm trước trở thành một mảnh đất trù phú, giàu tiềm năng phát triển và phong phú bản sắc văn hóa dân tộc. Đời sống đồng bào ngày càng được cải thiện, số hộ nghèo giảm dần, nhiều loại cây trồng vật nuôi mới, hiệu quả được đưa vào sản xuất, nuôi trồng trên cơ sở phát huy lợi thế tài nguyên rừng, tài nguyên nước.
Chỉ đạo những việc cần quán triệt sau hội nghị, Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo tỉnh Lai Châu, các cấp chính quyền, sở, ban ngành trong tỉnh có các giải pháp cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại hơn nữa.
Phát triển theo hướng sản xuất nông, lâm nghiệp chất lượng cao, phát triển một số ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học công nghệ và giá trị gia tăng cao; chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực...
“Phải luôn coi lợi ích của doanh nghiệp là lợi ích quốc gia, của chính địa phương mình để không ngừng cải thiện, nâng cao chỉ số cạnh tranh, môi trường đầu tư; coi đó là chương trình hành động của một chính quyền phục vụ nhân dân…,” Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo. Thủ tướng cũng gợi ý tỉnh cần tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường lân cận để đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.
Bên cạnh đó, Lai Châu cần tiếp tục nâng cao trình độ văn hóa cho người dân, giữ gìn và bảo vệ tốt tài nguyên rừng; coi việc phát triển sinh kế, đảm bảo an sinh xã hội, giữ gìn văn hóa là nhiệm vụ lớn của địa phương; tránh lệch pha trong phát triển kinh tế-xã hội.
Khẳng định, Chính phủ sẽ giữ gìn ổn định chính trị, cải thiện môi trường đầu tư, đảm bảo cho các nhà đầu tư yên tâm làm ăn, sản xuất kinh doanh tại Việt Nam và Lai Châu, Thủ tướng cũng đề nghị các nhà đầu tư cần “nói là làm,” thực hiện có hiệu quả và trách nhiệm các nội dung đã cam kết đầu tư; tránh tình trạng chuyển nhượng dự án ngay sau khi triển khai; cần gắn bó lâu dài với địa phương. Thủ tướng cũng đề nghị các nhà đầu tư trong quá trình sản xuất, kinh doanh cần giữ gìn, bảo vệ môi trường sống cho người dân, phát triển bền vững, xứng đáng là những nhà đầu tư chân chính.
Cũng tại hội nghị đã diễn ra lễ ký kết cam kết hỗ trợ vốn đầu tư và an sinh xã hội giữa tỉnh Lai Châu với các nhà tài trợ và nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước trong các chương trình thúc đẩy kinh doanh, các dự án trọng điểm phát triển kinh tế-xã hội của Lai Châu.
Theo chương trình, tiếp ngay sau Hội nghị Xúc tiến Đầu tư, sẽ là Tuần Du lịch-Văn hóa tỉnh Lai Châu năm 2016, diễn ra trong 4 ngày từ ngày 27 đến ngày 30-4-2016. Đây là dịp để quảng bá, giới thiệu tiềm năng, sức hấp dẫn, tôn vinh những giá trị văn hóa vẻ đẹp thiên nhiên con người Lai Châu đến bạn bè trong nước và quốc tế, tạo dấu ấn để thu hút du khách và các nhà đầu tư đến tìm hiểu phát triển thị trường du lịch tỉnh Lai Châu./.
Các đại biểu dự hội nghị đã được giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh, các chính sách ưu đãi hỗ trợ đầu tư, danh mục dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư tại Lai Châu. Đặc biệt, hội nghị nhận được sự quan tâm, ý kiến góp ý tham luận của nhiều đại biểu, các chuyên gia, các nhà đầu tư trong và ngoài nước về một số vấn đề cải thiện môi trường đầu tư tại Lai Châu.
Vươn lên từ tiềm năng
Là tỉnh miền núi Tây Bắc của Tổ quốc, diện tích 906.878,7ha; dân số là 43 vạn người, Lai Châu cũng là địa phương có diện tích tự nhiên lớn, đất đai phì nhiêu, phong cảnh núi non hùng vĩ, khí hậu mát mẻ; có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú cùng với cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng... Lai Châu hội tụ các điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao thương với các vùng trong nước và quốc tế; song sự phát triển trong những năm qua chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.
Từ năm 2004 đến nay, Lai Châu thu hút được 124 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký 204.892 tỷ đồng. Các dự án đầu tư tập trung vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, trung tâm thương mại, du lịch, y tế... Trong đó, nhiều dự án lớn đã đi vào hoạt động có hiệu quả, tạo được nhiều việc làm, nộp ngân sách lớn như Dự án Thủy điện Nậm Na 2, Dự án Nhà máy Thủy điện Lai Châu, Dự án Nhà máy Thủy điện Huội Quảng, Dự án Nhà máy thủy điện Bản Chát, Dự án Thủy Điện Chu Va, Dự án Thủy điện Nậm Lụng, Nhà máy gạch Tuynel Tam Đường, Dự án nuôi cá nước lạnh sản xuất thức ăn chăn nuôi và chế biến thủy sản, Dự án Phát triển cao su tại Sìn Hồ Phong Thổ…
Cam kết mạnh mẽ
Tại hội nghị, Phó Bí Thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu Đỗ Ngọc An khẳng định tầm quan trọng của doanh nghiệp là động lực phát triển; đồng thời nhấn mạnh quyết tâm mạnh mẽ cải thiện môi trường đầu tư trên địa bàn, để thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Đặc biệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cam kết nỗ lực hết mình, sát cánh, đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh có hiệu quả bền vững tại Lai Châu... Đồng thời, cam kết không quá 20 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ sẽ cấp chủ trương đầu tư; hỗ trợ giải phóng mặt bằng với cơ chế ưu đãi tốt nhất theo quy định của Chính phủ; cam kết cung ứng đủ lao động cho doanh nghiệp, trích ngân sách hỗ trợ đào tạo lao động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tỉnh cũng sẽ đầu tư hạ tầng lưới điện đến chân hàng rào dự án; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh sẽ trực tiếp giải quyết các vấn đề khúc mắc của doanh nghiệp.
Coi lợi ích của doanh nghiệp là lợi ích của chính địa phương mình
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh và đánh giá cao tính chủ động, sự cố gắng, nỗ lực của tỉnh Lai Châu và Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bên liên quan trong việc tổ chức Hội nghị Xúc tiến Đầu tư tỉnh Lai Châu. Thủ tướng nhấn mạnh việc tạo điều kiện hỗ trợ các tỉnh nghèo, các địa phương đặc biệt khó khăn vươn lên thoát nghèo và phát triển kinh tế-xã hội luôn là một ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước và Chính phủ.
Bày tỏ vui mừng chứng kiến trên 8.000 tỷ đồng được các nhà đầu tư cam kết đầu tư vào Lai Châu qua hội nghị lần này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, thời gian qua từ một tỉnh hết sức khó khăn sau khi thành lập, mặc dù còn nhiều thách thức cần vượt qua nhưng đến thời điểm này, Lai Châu đã có những bước tiến đáng kể và đang trên đà phát triển mạnh mẽ.
Chính quyền và nhân dân tỉnh đã có những lối đi, cách làm ấn tượng, đưa vùng đất miền núi phía Bắc, Lai Châu chuyển mình từ mảnh đất hoang hóa, thiếu điện nước, trường trạm hơn 10, 15 năm trước trở thành một mảnh đất trù phú, giàu tiềm năng phát triển và phong phú bản sắc văn hóa dân tộc. Đời sống đồng bào ngày càng được cải thiện, số hộ nghèo giảm dần, nhiều loại cây trồng vật nuôi mới, hiệu quả được đưa vào sản xuất, nuôi trồng trên cơ sở phát huy lợi thế tài nguyên rừng, tài nguyên nước.
Chỉ đạo những việc cần quán triệt sau hội nghị, Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo tỉnh Lai Châu, các cấp chính quyền, sở, ban ngành trong tỉnh có các giải pháp cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại hơn nữa.
Phát triển theo hướng sản xuất nông, lâm nghiệp chất lượng cao, phát triển một số ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học công nghệ và giá trị gia tăng cao; chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực...
“Phải luôn coi lợi ích của doanh nghiệp là lợi ích quốc gia, của chính địa phương mình để không ngừng cải thiện, nâng cao chỉ số cạnh tranh, môi trường đầu tư; coi đó là chương trình hành động của một chính quyền phục vụ nhân dân…,” Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo. Thủ tướng cũng gợi ý tỉnh cần tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường lân cận để đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.
Bên cạnh đó, Lai Châu cần tiếp tục nâng cao trình độ văn hóa cho người dân, giữ gìn và bảo vệ tốt tài nguyên rừng; coi việc phát triển sinh kế, đảm bảo an sinh xã hội, giữ gìn văn hóa là nhiệm vụ lớn của địa phương; tránh lệch pha trong phát triển kinh tế-xã hội.
Khẳng định, Chính phủ sẽ giữ gìn ổn định chính trị, cải thiện môi trường đầu tư, đảm bảo cho các nhà đầu tư yên tâm làm ăn, sản xuất kinh doanh tại Việt Nam và Lai Châu, Thủ tướng cũng đề nghị các nhà đầu tư cần “nói là làm,” thực hiện có hiệu quả và trách nhiệm các nội dung đã cam kết đầu tư; tránh tình trạng chuyển nhượng dự án ngay sau khi triển khai; cần gắn bó lâu dài với địa phương. Thủ tướng cũng đề nghị các nhà đầu tư trong quá trình sản xuất, kinh doanh cần giữ gìn, bảo vệ môi trường sống cho người dân, phát triển bền vững, xứng đáng là những nhà đầu tư chân chính.
Cũng tại hội nghị đã diễn ra lễ ký kết cam kết hỗ trợ vốn đầu tư và an sinh xã hội giữa tỉnh Lai Châu với các nhà tài trợ và nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước trong các chương trình thúc đẩy kinh doanh, các dự án trọng điểm phát triển kinh tế-xã hội của Lai Châu.
Theo chương trình, tiếp ngay sau Hội nghị Xúc tiến Đầu tư, sẽ là Tuần Du lịch-Văn hóa tỉnh Lai Châu năm 2016, diễn ra trong 4 ngày từ ngày 27 đến ngày 30-4-2016. Đây là dịp để quảng bá, giới thiệu tiềm năng, sức hấp dẫn, tôn vinh những giá trị văn hóa vẻ đẹp thiên nhiên con người Lai Châu đến bạn bè trong nước và quốc tế, tạo dấu ấn để thu hút du khách và các nhà đầu tư đến tìm hiểu phát triển thị trường du lịch tỉnh Lai Châu./.
Việt Nam tham dự Hội nghị Đối tác nghị viện Á-Âu lần thứ 9  (23/04/2016)
Giám sát, kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử tại một số địa phương  (23/04/2016)
Việt Nam dự Hội nghị Quan chức Quốc phòng cấp cao ASEAN  (23/04/2016)
Việt Nam -Trung Quốc kết thúc đợt kiểm tra liên hợp nghề cá Vịnh Bắc Bộ  (23/04/2016)
Ban Chỉ đạo chống tham nhũng sẽ xem báo cáo kết quả 8 vụ đại án  (23/04/2016)
Việt - Trung đàm phán hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển  (22/04/2016)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay