Cần có cuộc cải cách lần thứ hai đối với nông nghiệp Việt Nam
08:10, ngày 02-04-2016
Tây Nguyên khát, Đồng bằng sông Cửu Long mặn xâm nhập, giá cả nông sản bấp bênh, nông dân là những người chịu thiệt thòi nhất vì sự bấp bênh của một nền nông nghiệp yếu kém.
Những vấn đề đặt ra trong ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu cũng như quy hoạch sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả là những nội dung làm "nóng" hội trường Quốc hội tại phiên thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, 5 năm 2011-2015 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2016-2020 chiều 1-4.
Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu
Đánh giá cao những nỗ lực, sáng tạo của Chính phủ trong việc chèo lái con thuyền kinh tế - xã hội đạt nhiều kết quả quan trọng trong giai đoạn 2011-2015, đặc biệt là kiểm soát được lạm phát, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, tăng trưởng GDP bình quân 5 năm đạt 5,91%, an sinh xã hội cơ bản được bảo đảm, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện, song, các đại biểu cũng không khỏi băn khoăn trước tình trạng hạn hán lịch sử đang diễn ra ở Tây Nguyên và các tỉnh phía Nam, nền nông nghiệp Việt Nam đang phát triển thiếu hiệu quả và bền vững.
Các đại biểu nêu lên một thực trạng, đó là từ hơn bốn năm nay, giá cà phê trên thị trường nội địa ngày càng giảm, giá hồ tiêu cũng giảm khá nhiều. Cuộc chiến tiền tệ giữa các nước đã ảnh hưởng nặng nề đến khả năng cạnh tranh của những mặt hàng nông sản xuất khẩu có thế mạnh ở Việt Nam.
Cùng với đó, hạn hán hoành hành, nhiều diện tích cà phê và hồ tiêu đang bị thiếu nước tưới trầm trọng, khiến năng suất giảm dần, đại biểu Nguyễn Thị Huệ (Đắk Lắk) cho hay điều này ảnh hưởng xấu đến đời sống của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên và nhiều nơi khác.
Theo đại biểu, nhiều hộ nông dân ở Tây Nguyên đã phải phá cây cà phê để trồng tạm cây chanh dây và những cây ngắn ngày khác. Những nhà phân tích cho rằng cây cà phê và hồ tiêu là hai cây trồng chủ đạo, có tính thanh khoản cao mà còn phải lao đao như vậy thì những cây trồng tạm thời khó tồn tại được lâu dài. Người nông dân sẽ trở thành nạn nhân của một nền nông nghiệp thiếu bền vững!
“Nếu đầu năm 2015, giá cà phê là 54.000 đồng/kg thì đến nay, cây chanh dây được trồng thay thế chỉ bán được 10.000 đồng/kg, rất đáng lo ngại. Những vấn đề nêu trên là bài toán rất khó mà xã hội đặt ra, nhưng vẫn chưa có được giải pháp thỏa đáng nhằm giảm bớt khó khăn cho người nông dân”.
Đại biểu Nguyễn Thị Huệ đề nghị Nhà nước có những biện pháp hữu hiệu để cứu cây cà phê và hồ tiêu vùng Tây Nguyên, nơi người nông dân đang phải đau lòng chặt bỏ.
Thời gian qua, Nhà nước đã có chính sách rất tốt cho chương trình tái canh cây cà phê khi cấp 17.000 tỷ đồng giao cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuy nhiên, khi thực hiện phải tuân thủ nhiều điều kiện khiến cho nông dân rất khó tiếp cận với nguồn vốn này.
Để tái canh cây cà phê, người nông dân phải mất 2 năm làm đất và 3 năm chăm sóc mới có thu hoạch. Như vậy, phải mất 5 năm người dân mới có thể vay được vốn. Về mặt khoa học, như vậy không sai nhưng trong khoảng thời gian đó, người nông dân không biết lấy gì để sống. Nên chăng chúng ta cần định hướng một số loại cây trồng ngắn ngày trong thời gian tái canh để trợ giúp cho người nông dân, đại biểu đặt vấn đề.
Theo đại biểu, người dân sản xuất theo mô hình nhỏ và rời rạc nên khó tiếp cận được các công ty để xuất khẩu mặt hàng nào đó, đặc biệt là mặt hàng mới. Nếu được quảng bá, hỗ trợ từ các cấp, các ngành sẽ giúp cho người dân định hướng được việc trồng và xuất khẩu các mặt hàng có giá trị kinh tế cao, tăng thêm thu nhập, giải quyết một phần bài toán tái canh cho cây cà phê.
Thực chất, người dân rất cần sự quan tâm của các bộ, ngành nhưng không mang tính chất cứu trợ mà phải là sự ủng hộ, định hướng dựa trên đặc thù là sản xuất nhỏ lẻ của nông dân. Cần giúp đỡ nông dân bằng cách quản lý minh bạch và tạo điều kiện để họ được vay vốn nhằm giảm chi phí đầu vào, được tiếp cận với thị trường trực tiếp, tránh những khâu trung gian không cần thiết, đại biểu nhận định.
Đánh giá báo cáo chưa nhìn nhận hết những hạn chế của ngành Nông nghiệp, chưa phân tích thấu đáo những tồn tại để đưa ra chính sách thỏa đáng, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) phân tích Đồng bằng sông Cửu Long với trọng trách đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước nhưng đang đứng trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, 11/13 tỉnh bị xâm nhập mặn, 9/13 tỉnh đã công bố thiên tai, 210.000ha cây trồng bị ảnh hưởng, 1,3 triệu người bị thiếu nước ngọt trong sinh hoạt hàng ngày, nhiều cánh đồng nuôi tôm khó sinh trưởng và phát sinh bệnh dịch. Nếu không có biện pháp ứng phó kịp thời, Đồng bằng sông Cửu Long từ vùng trù phú sẽ rơi vào tình trạng đói và khát, đại biểu cảnh báo.
Đại biểu cho rằng, tác động của biến đổi khí hậu với Đồng bằng sông Cửu Long cũng như Tây Nguyên, Nam Trung bộ nhanh mạnh hơn như dự báo. Nhân dân các vùng chịu ảnh hưởng rất cần sự quan tâm kịp thời của Đảng, Nhà nước. Các khu vực này cần được quy hoạch lại tổng thể các vùng sản xuất.
Về căn cơ, Đồng bằng sông Cửu Long không thể nào chỉ trông chờ vào sự chia sẻ nước ngọt từ các nước ở thượng nguồn sông Mekong. Trước mắt, cần hỗ trợ kịp thời cho các vùng công bố thiên tai để ổn định đời sống nhân dân.
Về lâu dài, Chính phủ, các ngành chức năng cần ưu tiên cấp bách đầu tư khép kín cho đê bao ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, để đảm bảo giữ nước ngọt, giữ vững ổn định vùng lúa trọng điểm, quy hoạch lại đất sản xuất nông nghiệp, phân định rõ nơi nào nuôi thủy sản nước mặn, nơi nào trồng lúa, thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Các đại biểu đề nghị Chính phủ có giải pháp để tái cơ cấu nông nghiệp, tránh tình trạng rủi ro về giá, giúp nông dân phát triển nông nghiệp.
Đối với khu vực Tây Nguyên, Chính phủ, các bộ ngành cần hỗ trợ kịp thời nước sinh hoạt cho người và gia súc, có giải pháp căn cơ chiến lược nâng cấp hệ thống hồ chứa, khắc phục, hạn chế tối đa những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Trên cơ sở mổ xẻ nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô hạn, thiếu nước ngọt ở Tây Nguyên và các tỉnh phía Nam, trong đó có nguyên nhân là rừng ngày càng bị khai thác, tàn phá nặng nề, khai thác tài nguyên nước ngầm quá mức cho phép, phát triển thủy điện ở nhiều nơi chưa hợp lý, các đại biểu đề nghị trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020, cần đặc biệt quan tâm giải quyết vấn đề này. Trước mắt, cần hỗ trợ cho các địa phương nguồn lực đủ để khắc phục tình trạng hạn hán đang diễn ra, cũng như nhằm thực hiện giải pháp phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn.
Quy hoạch sử dụng đất gây lãng phí lớn
Cơ bản tán thành với báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch đất 5 năm 2011-2015, song, các đại biểu chưa thực sự hài lòng với phương án sử dụng đất đến năm 2020.
Đại biểu Phùng Đức Tiến (Hà Nam) phân tích khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao được coi là trung tâm phát triển kinh tế, động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Theo báo cáo của Chính phủ hiện cả nước có 42 khu kinh tế, tổng diện tích quy hoạch trên 1,58 triệu ha, 16 khu kinh tế ven biển, tổng diện tích quy hoạch gần 814.000ha, trong đó diện tích đã được cho thuê là hơn 30.000ha, diện tích đã thu hồi giải phóng mặt bằng là 38.560ha. Như vậy, có tới 750.000ha đã được quy hoạch nhưng chưa có phương án sử dụng, chiếm 91,64% diện tích quy hoạch.
26 khu kinh tế cửa khẩu với diện tích gần 769.000ha, trong đó đã cho thuê chỉ 7.140ha, diện tích quy hoạch nhưng chưa có phương hướng sử dụng lên tới 750.000ha, chiếm 97,5% diện tích đã quy hoạch. Cũng như vậy, tỷ lệ lấp đầy trong của các khu công nghiệp và khu chế xuất trung bình chỉ vào 48% diện tích.
Tình trạng quy hoạch sử dụng đất gây lãng phí rất lớn và cũng tạo nên sự lãng phí lớn trong sử dụng ngân sách nhà nước bởi để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, các địa phương phải đầu tư cho công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật. Đây là nguồn tiền không nhỏ nhưng hiệu quả không cao vì tỷ lệ lấp đầy quá thấp chưa kể đến việc có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao làm giảm giá đất cho thuê và tạo sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương.
Bên cạnh đó, chất lượng quy hoạch chưa tốt, có sự giàn trải tràn lan, quy hoạch chưa dựa trên nhu cầu phát triển của ngành, lĩnh vực, chưa có sự liên kết vùng. Kết quả sản xuất công nghiệp chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp công nghệ hỗ trợ và các ngành công nghiệp mũi nhọn.
Định hướng ngành nghề của các khu công nghiệp được xác định tương đối giống nhau, tính chuyên môn hóa ít được chú trọng, tạo sự cạnh tranh không lành mạnh trong thu hút đầu tư trở lại cho liên kết vùng, nhiều khu công nghiệp nhưng không tập trung chuyên môn hóa cao.
Đại biểu Phùng Đức Tiến cho rằng cần điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế đến năm 2020 trên cơ sở rà soát thực tế thực thi dự báo quy hoạch đất cho khu vực này thời gian qua; chú trọng hơn về chất lượng quy hoạch khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế, tăng tính liên kết trong vùng. Đại biểu cũng đề nghị Quốc hội ban hành Luật khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế để giải quyết tổng thể các vấn đề đã đặt ra cho khu vực này.
Chung mối quan tâm đến quy hoạch sử dụng đất, đại biểu Y Mửi lưu ý Chính phủ cần quan tâm đầu tư nguồn lực đẩy nhanh tiến độ đo đạc, cắm mốc, phân chia địa giới giữa đất ở, đất sản xuất của dân và đất nông lâm trường; địa giới giữa đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng với đất của dân và đất của nông lâm trường. Đây là một trong những vấn đề được cho là nguyên nhân dẫn đến bức xúc, có nơi dẫn đến xung đột giữa người dân với các ban quản lý rừng phòng hộ, rừng quốc gia. Những bức xúc đó là mầm mống gây ra những điểm nóng cho miền núi nói chung và khu vực Tây Nguyên nói riêng.
Đại biểu Huỳnh Thành băn khoăn hằng năm Quốc hội đều nghe diện tích rừng tăng nhẹ hoặc giảm ít, nhưng không có đột biến như báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về kết quả kiểm kê rừng ở Tây Nguyên, chỉ trong 7 năm (2008-2014) diện tích rừng tự nhiên bị mất tới hơn 358.700ha. Đối chiếu lại, lâu nay chúng ta theo dõi số là số ảo, đại biểu trăn trở. Từ thực tế này, đại biểu đề nghị tiếp tục hoàn chỉnh về kiểm kê rừng, dùng con số sát thực để có kế hoạch sử dụng đất hiệu quả và hợp lý.
Cần có cuộc cải cách lần thứ hai đối với nông nghiệp
Giải trình làm rõ một số nội dung tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát thẳng thắn thừa nhận mặc dù Bộ đã có nhiều cố gắng nhưng chưa đáp ứng được mong đợi của nhân dân.
Bộ trưởng cho rằng nhiều tồn tại đã được mổ xẻ tại các diễn đàn, kỳ nào Quốc hội cũng có Nghị quyết, nhưng tình hình chuyển biến chậm, cần phải quyết liệt hơn để tiếp tục có sự đổi mới hơn nữa trong nông nghiệp, thúc đẩy quá trình phát triển.
"Cần có cuộc cải cách lần thứ hai đối với nông nghiệp, trước hết là phải có chính sách mới, tổ chức lại sản xuất, thực hiện đúng những cam kết của Đảng là sau 5 năm, đầu tư cho nông nghiệp nông thôn tăng gấp đôi", Bộ trưởng nói.
5 năm tới, đầu tư cho nông nghiệp dự kiến theo kế hoạch cũ là 83.000 tỷ đồng là quá ít. Bộ trưởng đề nghị Quốc hội ra Nghị quyết và chỉ đạo thực hiện Nghị quyết đó một cách chặt chẽ, cần phải bổ sung thêm nguồn lực và không chỉ đầu tư bằng ngân sách mà bằng cả hệ thống chính sách.
Bộ trưởng cũng lý giải về việc chuyển 1,1 triệu ha đất được quy hoạch để làm rừng phòng hộ sang rừng sản xuất bởi đã có 15 triệu ha đất được quy hoạch làm lâm nghiệp và rừng chỉ đóng góp 3% giá trị tổng sản lượng nông lâm nghiệp. Rừng phải đem lại cuộc sống tốt hơn, việc chuyển một phần diện tích trong đó có 500.000ha rừng nghèo kiệt và 600.000ha không có rừng giao cho dân sản xuất, Nhà nước vừa có được rừng, lại không phải bỏ 15.000 tỷ đồng để trồng vào diện tích này.
Tư lệnh ngành Nông nghiệp cũng bày tỏ những trăn trở về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, cho biết Chính phủ và các bộ, ngành nhận thức rõ yêu cầu của người dân. Các bộ, ngành đang nỗ lực phối hợp để vấn đề này được thực hiện tốt hơn trong thời gian tới, trong đó có việc triệt nguồn nhập khẩu các chất cấm, kiểm tra giám sát việc sử dụng kháng sinh, xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn.
Hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi
Quan tâm đến việc thực hiện Nghị quyết 35/2009/QH12 của Quốc hội về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015, trong đó có yêu cầu trong vòng 5 năm (2010-2015) phải phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cho rằng việc Chính phủ triển khai Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi là rất có ý nghĩa, thể hiện quyết tâm chính trị và có tầm nhìn khoa học, đảm bảo cơ hội bình đẳng cho trẻ em được giáo dục tốt hơn.
Mục tiêu của Đề án là đến năm 2015, đảm bảo 95% học sinh mầm non được học 2 buổi/ngày, 100% trường mầm non dạy theo chương trình mới, 100% giáo viên phải được học sư phạm, trong đó ít nhất 50% tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm.
Để thực hiện mục tiêu trên, Chính phủ đã duyệt kinh phí 14.660 tỷ đồng, trong đó Nhà nước đảm bảo 81%, xã hội hoá 19%.
5 năm qua, việc huy động kinh phí gặp khó khăn và vẫn thiếu gần 4.000 tỷ đồng, chiếm gần 26% nhưng với nỗ lực của Chính phủ, sự cố gắng của lãnh đạo các địa phương, Đề án đã vượt mức kế hoạch đề ra. Đã có 98,9% học sinh mầm non được học 2 buổi/ngày, Việt Nam trở thành nước có tỷ lệ trẻ 5 tuổi học mẫu giáo cao nhất trong khối ASEAN và 100% trường mầm non dạy theo chương trình mới.
Tuy giáo viên chưa đạt được mục tiêu 100% đạt chuẩn nhưng trong 5 năm qua, số lượng giáo viên mầm non đã tăng hơn 100.000 giáo viên. Đánh giá theo địa bàn thì có tới 97,8% số xã phường trên cả nước đạt phổ cập mầm non 5 tuổi.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng, mặc dù điều kiện còn nhiều khó khăn, nhưng ngành Giáo dục với sự hỗ trợ của Trung ương đã đạt được Nghị quyết của Quốc hội. Đây là tiền đề để tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục trong thời gian tới.
Tại phiên họp, nhiều vấn đề liên quan đến an ninh quốc phòng, giữ vững chủ quyền quốc gia, phát triển đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số cũng được các đại biểu quan tâm thảo luận./.
Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu
Đánh giá cao những nỗ lực, sáng tạo của Chính phủ trong việc chèo lái con thuyền kinh tế - xã hội đạt nhiều kết quả quan trọng trong giai đoạn 2011-2015, đặc biệt là kiểm soát được lạm phát, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, tăng trưởng GDP bình quân 5 năm đạt 5,91%, an sinh xã hội cơ bản được bảo đảm, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện, song, các đại biểu cũng không khỏi băn khoăn trước tình trạng hạn hán lịch sử đang diễn ra ở Tây Nguyên và các tỉnh phía Nam, nền nông nghiệp Việt Nam đang phát triển thiếu hiệu quả và bền vững.
Các đại biểu nêu lên một thực trạng, đó là từ hơn bốn năm nay, giá cà phê trên thị trường nội địa ngày càng giảm, giá hồ tiêu cũng giảm khá nhiều. Cuộc chiến tiền tệ giữa các nước đã ảnh hưởng nặng nề đến khả năng cạnh tranh của những mặt hàng nông sản xuất khẩu có thế mạnh ở Việt Nam.
Cùng với đó, hạn hán hoành hành, nhiều diện tích cà phê và hồ tiêu đang bị thiếu nước tưới trầm trọng, khiến năng suất giảm dần, đại biểu Nguyễn Thị Huệ (Đắk Lắk) cho hay điều này ảnh hưởng xấu đến đời sống của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên và nhiều nơi khác.
Theo đại biểu, nhiều hộ nông dân ở Tây Nguyên đã phải phá cây cà phê để trồng tạm cây chanh dây và những cây ngắn ngày khác. Những nhà phân tích cho rằng cây cà phê và hồ tiêu là hai cây trồng chủ đạo, có tính thanh khoản cao mà còn phải lao đao như vậy thì những cây trồng tạm thời khó tồn tại được lâu dài. Người nông dân sẽ trở thành nạn nhân của một nền nông nghiệp thiếu bền vững!
“Nếu đầu năm 2015, giá cà phê là 54.000 đồng/kg thì đến nay, cây chanh dây được trồng thay thế chỉ bán được 10.000 đồng/kg, rất đáng lo ngại. Những vấn đề nêu trên là bài toán rất khó mà xã hội đặt ra, nhưng vẫn chưa có được giải pháp thỏa đáng nhằm giảm bớt khó khăn cho người nông dân”.
Đại biểu Nguyễn Thị Huệ đề nghị Nhà nước có những biện pháp hữu hiệu để cứu cây cà phê và hồ tiêu vùng Tây Nguyên, nơi người nông dân đang phải đau lòng chặt bỏ.
Thời gian qua, Nhà nước đã có chính sách rất tốt cho chương trình tái canh cây cà phê khi cấp 17.000 tỷ đồng giao cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuy nhiên, khi thực hiện phải tuân thủ nhiều điều kiện khiến cho nông dân rất khó tiếp cận với nguồn vốn này.
Để tái canh cây cà phê, người nông dân phải mất 2 năm làm đất và 3 năm chăm sóc mới có thu hoạch. Như vậy, phải mất 5 năm người dân mới có thể vay được vốn. Về mặt khoa học, như vậy không sai nhưng trong khoảng thời gian đó, người nông dân không biết lấy gì để sống. Nên chăng chúng ta cần định hướng một số loại cây trồng ngắn ngày trong thời gian tái canh để trợ giúp cho người nông dân, đại biểu đặt vấn đề.
Theo đại biểu, người dân sản xuất theo mô hình nhỏ và rời rạc nên khó tiếp cận được các công ty để xuất khẩu mặt hàng nào đó, đặc biệt là mặt hàng mới. Nếu được quảng bá, hỗ trợ từ các cấp, các ngành sẽ giúp cho người dân định hướng được việc trồng và xuất khẩu các mặt hàng có giá trị kinh tế cao, tăng thêm thu nhập, giải quyết một phần bài toán tái canh cho cây cà phê.
Thực chất, người dân rất cần sự quan tâm của các bộ, ngành nhưng không mang tính chất cứu trợ mà phải là sự ủng hộ, định hướng dựa trên đặc thù là sản xuất nhỏ lẻ của nông dân. Cần giúp đỡ nông dân bằng cách quản lý minh bạch và tạo điều kiện để họ được vay vốn nhằm giảm chi phí đầu vào, được tiếp cận với thị trường trực tiếp, tránh những khâu trung gian không cần thiết, đại biểu nhận định.
Đánh giá báo cáo chưa nhìn nhận hết những hạn chế của ngành Nông nghiệp, chưa phân tích thấu đáo những tồn tại để đưa ra chính sách thỏa đáng, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) phân tích Đồng bằng sông Cửu Long với trọng trách đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước nhưng đang đứng trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, 11/13 tỉnh bị xâm nhập mặn, 9/13 tỉnh đã công bố thiên tai, 210.000ha cây trồng bị ảnh hưởng, 1,3 triệu người bị thiếu nước ngọt trong sinh hoạt hàng ngày, nhiều cánh đồng nuôi tôm khó sinh trưởng và phát sinh bệnh dịch. Nếu không có biện pháp ứng phó kịp thời, Đồng bằng sông Cửu Long từ vùng trù phú sẽ rơi vào tình trạng đói và khát, đại biểu cảnh báo.
Đại biểu cho rằng, tác động của biến đổi khí hậu với Đồng bằng sông Cửu Long cũng như Tây Nguyên, Nam Trung bộ nhanh mạnh hơn như dự báo. Nhân dân các vùng chịu ảnh hưởng rất cần sự quan tâm kịp thời của Đảng, Nhà nước. Các khu vực này cần được quy hoạch lại tổng thể các vùng sản xuất.
Về căn cơ, Đồng bằng sông Cửu Long không thể nào chỉ trông chờ vào sự chia sẻ nước ngọt từ các nước ở thượng nguồn sông Mekong. Trước mắt, cần hỗ trợ kịp thời cho các vùng công bố thiên tai để ổn định đời sống nhân dân.
Về lâu dài, Chính phủ, các ngành chức năng cần ưu tiên cấp bách đầu tư khép kín cho đê bao ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, để đảm bảo giữ nước ngọt, giữ vững ổn định vùng lúa trọng điểm, quy hoạch lại đất sản xuất nông nghiệp, phân định rõ nơi nào nuôi thủy sản nước mặn, nơi nào trồng lúa, thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Các đại biểu đề nghị Chính phủ có giải pháp để tái cơ cấu nông nghiệp, tránh tình trạng rủi ro về giá, giúp nông dân phát triển nông nghiệp.
Đối với khu vực Tây Nguyên, Chính phủ, các bộ ngành cần hỗ trợ kịp thời nước sinh hoạt cho người và gia súc, có giải pháp căn cơ chiến lược nâng cấp hệ thống hồ chứa, khắc phục, hạn chế tối đa những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Trên cơ sở mổ xẻ nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô hạn, thiếu nước ngọt ở Tây Nguyên và các tỉnh phía Nam, trong đó có nguyên nhân là rừng ngày càng bị khai thác, tàn phá nặng nề, khai thác tài nguyên nước ngầm quá mức cho phép, phát triển thủy điện ở nhiều nơi chưa hợp lý, các đại biểu đề nghị trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020, cần đặc biệt quan tâm giải quyết vấn đề này. Trước mắt, cần hỗ trợ cho các địa phương nguồn lực đủ để khắc phục tình trạng hạn hán đang diễn ra, cũng như nhằm thực hiện giải pháp phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn.
Quy hoạch sử dụng đất gây lãng phí lớn
Cơ bản tán thành với báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch đất 5 năm 2011-2015, song, các đại biểu chưa thực sự hài lòng với phương án sử dụng đất đến năm 2020.
Đại biểu Phùng Đức Tiến (Hà Nam) phân tích khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao được coi là trung tâm phát triển kinh tế, động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Theo báo cáo của Chính phủ hiện cả nước có 42 khu kinh tế, tổng diện tích quy hoạch trên 1,58 triệu ha, 16 khu kinh tế ven biển, tổng diện tích quy hoạch gần 814.000ha, trong đó diện tích đã được cho thuê là hơn 30.000ha, diện tích đã thu hồi giải phóng mặt bằng là 38.560ha. Như vậy, có tới 750.000ha đã được quy hoạch nhưng chưa có phương án sử dụng, chiếm 91,64% diện tích quy hoạch.
26 khu kinh tế cửa khẩu với diện tích gần 769.000ha, trong đó đã cho thuê chỉ 7.140ha, diện tích quy hoạch nhưng chưa có phương hướng sử dụng lên tới 750.000ha, chiếm 97,5% diện tích đã quy hoạch. Cũng như vậy, tỷ lệ lấp đầy trong của các khu công nghiệp và khu chế xuất trung bình chỉ vào 48% diện tích.
Tình trạng quy hoạch sử dụng đất gây lãng phí rất lớn và cũng tạo nên sự lãng phí lớn trong sử dụng ngân sách nhà nước bởi để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, các địa phương phải đầu tư cho công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật. Đây là nguồn tiền không nhỏ nhưng hiệu quả không cao vì tỷ lệ lấp đầy quá thấp chưa kể đến việc có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao làm giảm giá đất cho thuê và tạo sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương.
Bên cạnh đó, chất lượng quy hoạch chưa tốt, có sự giàn trải tràn lan, quy hoạch chưa dựa trên nhu cầu phát triển của ngành, lĩnh vực, chưa có sự liên kết vùng. Kết quả sản xuất công nghiệp chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp công nghệ hỗ trợ và các ngành công nghiệp mũi nhọn.
Định hướng ngành nghề của các khu công nghiệp được xác định tương đối giống nhau, tính chuyên môn hóa ít được chú trọng, tạo sự cạnh tranh không lành mạnh trong thu hút đầu tư trở lại cho liên kết vùng, nhiều khu công nghiệp nhưng không tập trung chuyên môn hóa cao.
Đại biểu Phùng Đức Tiến cho rằng cần điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế đến năm 2020 trên cơ sở rà soát thực tế thực thi dự báo quy hoạch đất cho khu vực này thời gian qua; chú trọng hơn về chất lượng quy hoạch khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế, tăng tính liên kết trong vùng. Đại biểu cũng đề nghị Quốc hội ban hành Luật khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế để giải quyết tổng thể các vấn đề đã đặt ra cho khu vực này.
Chung mối quan tâm đến quy hoạch sử dụng đất, đại biểu Y Mửi lưu ý Chính phủ cần quan tâm đầu tư nguồn lực đẩy nhanh tiến độ đo đạc, cắm mốc, phân chia địa giới giữa đất ở, đất sản xuất của dân và đất nông lâm trường; địa giới giữa đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng với đất của dân và đất của nông lâm trường. Đây là một trong những vấn đề được cho là nguyên nhân dẫn đến bức xúc, có nơi dẫn đến xung đột giữa người dân với các ban quản lý rừng phòng hộ, rừng quốc gia. Những bức xúc đó là mầm mống gây ra những điểm nóng cho miền núi nói chung và khu vực Tây Nguyên nói riêng.
Đại biểu Huỳnh Thành băn khoăn hằng năm Quốc hội đều nghe diện tích rừng tăng nhẹ hoặc giảm ít, nhưng không có đột biến như báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về kết quả kiểm kê rừng ở Tây Nguyên, chỉ trong 7 năm (2008-2014) diện tích rừng tự nhiên bị mất tới hơn 358.700ha. Đối chiếu lại, lâu nay chúng ta theo dõi số là số ảo, đại biểu trăn trở. Từ thực tế này, đại biểu đề nghị tiếp tục hoàn chỉnh về kiểm kê rừng, dùng con số sát thực để có kế hoạch sử dụng đất hiệu quả và hợp lý.
Cần có cuộc cải cách lần thứ hai đối với nông nghiệp
Giải trình làm rõ một số nội dung tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát thẳng thắn thừa nhận mặc dù Bộ đã có nhiều cố gắng nhưng chưa đáp ứng được mong đợi của nhân dân.
Bộ trưởng cho rằng nhiều tồn tại đã được mổ xẻ tại các diễn đàn, kỳ nào Quốc hội cũng có Nghị quyết, nhưng tình hình chuyển biến chậm, cần phải quyết liệt hơn để tiếp tục có sự đổi mới hơn nữa trong nông nghiệp, thúc đẩy quá trình phát triển.
"Cần có cuộc cải cách lần thứ hai đối với nông nghiệp, trước hết là phải có chính sách mới, tổ chức lại sản xuất, thực hiện đúng những cam kết của Đảng là sau 5 năm, đầu tư cho nông nghiệp nông thôn tăng gấp đôi", Bộ trưởng nói.
5 năm tới, đầu tư cho nông nghiệp dự kiến theo kế hoạch cũ là 83.000 tỷ đồng là quá ít. Bộ trưởng đề nghị Quốc hội ra Nghị quyết và chỉ đạo thực hiện Nghị quyết đó một cách chặt chẽ, cần phải bổ sung thêm nguồn lực và không chỉ đầu tư bằng ngân sách mà bằng cả hệ thống chính sách.
Bộ trưởng cũng lý giải về việc chuyển 1,1 triệu ha đất được quy hoạch để làm rừng phòng hộ sang rừng sản xuất bởi đã có 15 triệu ha đất được quy hoạch làm lâm nghiệp và rừng chỉ đóng góp 3% giá trị tổng sản lượng nông lâm nghiệp. Rừng phải đem lại cuộc sống tốt hơn, việc chuyển một phần diện tích trong đó có 500.000ha rừng nghèo kiệt và 600.000ha không có rừng giao cho dân sản xuất, Nhà nước vừa có được rừng, lại không phải bỏ 15.000 tỷ đồng để trồng vào diện tích này.
Tư lệnh ngành Nông nghiệp cũng bày tỏ những trăn trở về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, cho biết Chính phủ và các bộ, ngành nhận thức rõ yêu cầu của người dân. Các bộ, ngành đang nỗ lực phối hợp để vấn đề này được thực hiện tốt hơn trong thời gian tới, trong đó có việc triệt nguồn nhập khẩu các chất cấm, kiểm tra giám sát việc sử dụng kháng sinh, xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn.
Hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi
Quan tâm đến việc thực hiện Nghị quyết 35/2009/QH12 của Quốc hội về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015, trong đó có yêu cầu trong vòng 5 năm (2010-2015) phải phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cho rằng việc Chính phủ triển khai Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi là rất có ý nghĩa, thể hiện quyết tâm chính trị và có tầm nhìn khoa học, đảm bảo cơ hội bình đẳng cho trẻ em được giáo dục tốt hơn.
Mục tiêu của Đề án là đến năm 2015, đảm bảo 95% học sinh mầm non được học 2 buổi/ngày, 100% trường mầm non dạy theo chương trình mới, 100% giáo viên phải được học sư phạm, trong đó ít nhất 50% tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm.
Để thực hiện mục tiêu trên, Chính phủ đã duyệt kinh phí 14.660 tỷ đồng, trong đó Nhà nước đảm bảo 81%, xã hội hoá 19%.
5 năm qua, việc huy động kinh phí gặp khó khăn và vẫn thiếu gần 4.000 tỷ đồng, chiếm gần 26% nhưng với nỗ lực của Chính phủ, sự cố gắng của lãnh đạo các địa phương, Đề án đã vượt mức kế hoạch đề ra. Đã có 98,9% học sinh mầm non được học 2 buổi/ngày, Việt Nam trở thành nước có tỷ lệ trẻ 5 tuổi học mẫu giáo cao nhất trong khối ASEAN và 100% trường mầm non dạy theo chương trình mới.
Tuy giáo viên chưa đạt được mục tiêu 100% đạt chuẩn nhưng trong 5 năm qua, số lượng giáo viên mầm non đã tăng hơn 100.000 giáo viên. Đánh giá theo địa bàn thì có tới 97,8% số xã phường trên cả nước đạt phổ cập mầm non 5 tuổi.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng, mặc dù điều kiện còn nhiều khó khăn, nhưng ngành Giáo dục với sự hỗ trợ của Trung ương đã đạt được Nghị quyết của Quốc hội. Đây là tiền đề để tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục trong thời gian tới.
Tại phiên họp, nhiều vấn đề liên quan đến an ninh quốc phòng, giữ vững chủ quyền quốc gia, phát triển đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số cũng được các đại biểu quan tâm thảo luận./.
Bệnh viện 108 đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất  (02/04/2016)
Đoàn đại biểu Đảng cộng sản Mỹ thăm và làm việc tại Việt Nam  (02/04/2016)
Phối hợp tuyên truyền pháp luật biên giới Việt Nam - Trung Quốc  (01/04/2016)
Vấn đề tuyên chiến với thực phẩm bẩn làm "nóng" nghị trường  (01/04/2016)
Tổ chức tốt việc lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử  (01/04/2016)
Khai mạc Hội nghị Chánh án các nước ASEAN lần thứ 4  (01/04/2016)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên