Quốc hội chấp thuận miễn nhiệm chức danh Chủ tịch nước
Tại buổi làm việc, theo quy trình, Quốc hội đã tiến hành bỏ phiếu miễn nhiệm đồng chí Trương Tấn Sang thôi giữ chức vụ Chủ tịch nước với hình thức bỏ phiếu kín.
Theo kết quả được công bố, 474/494 đại biểu đã tham gia bỏ phiếu, trong đó có 473 phiếu hợp lệ, 1 phiếu không hợp lệ. Trong số này, 447 phiếu đồng ý miễn nhiệm chức danh Chủ tịch nước (chiếm 90,49% số đại biểu Quốc hội). Số phiếu không đồng ý là 26 phiếu, chiếm 5,26 % số đại biểu Quốc hội.
Quốc hội đã nghe Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày dự thảo Nghị quyết về việc miễn nhiệm chức danh Chủ tịch nước.
Với 458/459 đại biểu tán thành, chiếm 92,71% tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước đối với đồng chí Trương Tấn Sang. Nghị quyết có hiệu lực thi hành kể từ khi Quốc hội bầu được Chủ tịch nước mới.
Thay mặt Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã trao tặng bó hoa tươi thắm đến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thay lời tri ân của đại biểu Quốc hội đối với Chủ tịch nước.
Tiếp đó, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã trình bày danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.
Người được đề cử vào chức danh Chủ tịch nước thay thế đồng chí Trương Tấn Sang là đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an.
Đồng chí Trần Đại Quang sinh ngày 12-10-1956, đại biểu Quốc hội khóa XIII, là Giáo sư, Tiến sĩ Luật, đã đảm nhiệm các chức vụ Cục trưởng Cục Tham mưu an ninh, Phó Tổng cục trưởng, Tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Trung ương Đảng các khóa X, XI, XII, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, XII./.
Cuộc chiến chống IS của liên quân quốc tế đang ở đỉnh cao  (31/03/2016)
Ngoại trưởng Mỹ: Tổng thống Obama trông đợi chuyến thăm Việt Nam  (31/03/2016)
Tiểu sử tân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII Nguyễn Thị Kim Ngân  (31/03/2016)
Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân trúng cử chức vụ Chủ tịch Quốc hội  (31/03/2016)
Đầu tư vào phát triển tuổi thơ ở Việt Nam  (31/03/2016)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên