Bắc Giang tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
TCCSĐT - Tiếp công dân là công tác quan trọng trong các hoạt động của Đảng, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta. Khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp, là công cụ pháp lý để công dân bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm, là biểu hiện của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Khiếu nại, tố cáo là một kênh thông tin khách quan phản ánh việc thực thi quyền lực của bộ máy nhà nước, phản ánh tình hình thực hiện công vụ của cán bộ, công chức. Do đó, công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo không những có vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước, mà còn thể hiện mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Thông qua công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Đảng và Nhà nước kiểm tra tính đúng đắn, sự phù hợp của đường lối, chính sách, pháp luật, từ đó có cơ sở thực tiễn để hoàn thiện sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Nhận thức rõ vấn đề đó, Tỉnh ủy Bắc Giang luôn quan tâm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, cơ quan, ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực thực hiện chức năng, nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang đã ban hành Công văn số 794-CV/TƯ, ngày 13-6-2014, về việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trên cơ sở đó, cấp ủy, các tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan nhà nước từ tỉnh đến cơ sở tổ chức quán triệt, triển khai Chỉ thị số 35-CT/TW bằng nhiều hình thức thiết thực, gắn với triển khai thực hiện Luật Tiếp công dân và Nghị định số 64/2014/NĐ-CP, ngày 26-6-2014, của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Tiếp công dân. Qua nghiên cứu, quán triệt, đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, cán bộ, đảng viên nhận thức sâu sắc hơn về vị trí, vai trò của công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo; xác định rõ công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Năm 2015, thực hiện Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị, toàn tỉnh đã tiếp 6.011 lượt người đến đề nghị giải quyết 4.267 vụ việc, giảm 804 lượt người (bằng 11,8%) và giảm 381 vụ việc (bằng 8,2%) so với năm 2014. Tổng số đơn khiếu nại tố cáo, đề nghị, phản ánh tiếp nhận trên địa bàn là 5.529 đơn (giảm1.109 đơn, bằng 16,7% so với năm 2014). Sau khi phân loại có 3.244 đơn trùng, nặc danh, không đủ điều kiện xử lý; số đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp, các ngành là 2.285 đơn; đã xem xét giải quyết xong 2.143 đơn, đạt tỷ lệ 93,8%.
Qua giải quyết khiếu nại tố cáo đã chỉ đạo thu hồi 736 triệu đồng và l.000m2 đất (đã thu 444 triệu và 1.000m2 đất); chỉ đạo hoàn trả cho công dân 907 triệu đồng và 90m2 đất (đã trả 891 triệu đồng và 90m2 đất); yêu cầu xử lý hành chính 32 cá nhân có sai phạm; chuyển hồ sơ 03 vụ việc sang cơ quan công an để điều tra, làm rõ (huyện Lục Ngạn 02 vụ, huyện Tân Yên 01 vụ).
Trong năm 2015, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, rà soát lại 04 vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết và kiểm tra, rà soát lại nhưng công dân vẫn chưa nhất trí. Đồng thời, thành lập các tổ công tác, giao cho các ngành kiểm tra, rà soát lại 41 vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết nhưng công dân vẫn chưa nhất trí, đã rà soát xong 35/41 vụ việc. Trong số các vụ việc đã rà soát năm 2014, sau khi rà soát, đối thoại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành văn bản thông báo chấm dứt thụ lý, giải quyết đối với 27 vụ việc; các vụ việc trên đã được các địa phương tổ chức thông báo công khai bằng nhiều hình thức tại nơi công dân cư trú.
Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh có nhiều biện pháp quyết liệt, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo; trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp tục được nâng lên; sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan tư pháp trong xử lý, giải quyết khiếu nại tố cáo chặt chẽ, hiệu quả hơn; đa số các vụ việc khiếu nại tố cáo đã được tập trung giải quyết từ cơ sở; công tác tuyên truyền pháp luật về khiếu nại, tố cáo được tập trung thực hiện; chất lượng công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo có chuyển biến tích cực. Vì vậy, kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền trong năm qua đã đạt được những kết quả đáng trân trọng góp phần quan trọng vào việc ổn định tình hình an ninh, chính trị, phục vụ phát triển kinh tế - xã của tỉnh.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh còn một số hạn chế như: Tiến độ giải quyết một số vụ việc còn chậm so với quy định; giải quyết một số vụ việc ở cấp cơ sở còn sai sót; công tác tuyên truyền, vận động, giải thích để công dân hiểu và chấm dứt khiếu kiện đối với một số vụ việc đã được xem xét, giải quyết đúng pháp luật còn chưa hiệu quả; việc phối hợp của chính quyền với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên ở một số địa phương còn hạn chế. Việc tổ chức thực hiện quyết định, kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đối với một số vụ việc còn chậm; tình trạng một số công dân khiếu kiện kéo dài tập trung đông người gây mất trật tự tại khu vực cổng Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và Trụ sở Tiếp công dân vẫn tiếp tục diễn ra nhưng chưa có giải pháp hiệu quả để ngăn chặn triệt để.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khiếu nại, tố cáo hiện nay thì có nhiều nhưng một phần là do cơ chế, chính sách, pháp luật còn có những bất cập, chưa phù hợp thực tế; một số công dân cố tình khiếu nại tố cáo phức tạp, kéo dài, có những đòi hỏi không đúng quy định của pháp luật; một số phần tử xấu, cơ hội chính trị, tổ chức lôi kéo, xúi giục công dân khiếu kiện phức tạp, kéo dài; công tác quản lý nhà nước còn có những yếu kém, nhất là trong lĩnh vực đất đai. Nhiều trường hợp khiếu nại về bồi thường giải phóng mặt bằng, đòi lại đất nhưng thiếu cơ chế, chính sách để giải quyết thỏa đáng. Công tác quản lý nhà nước về đất đai ở một số địa phương còn buông lỏng, để xảy ra sai phạm. Quá trình thực hiện thu hồi đất của dân chưa đúng trình tự, thủ tục, thiếu công khai, minh bạch, dân chủ, công bằng. Việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo chưa được rộng rãi, chưa chú ý đến đối tượng quần chúng nhân dân mà chủ yếu là tập trung vào đối tượng cán bộ, công chức, hình thức triển khai chưa được phong phú, đa dạng, chủ yếu tập trung ở việc mở hội nghị tập huấn. Công tác hòa giải ở cơ sở chưa được quan tâm thực hiện đúng mức nên có những vụ việc đơn giản vẫn phát sinh đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp.
Năm 2016 là năm đầu tiên triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII và bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2016 - 2021, khiếu nại, tố cáo của công dân tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Vì vậy các cấp, các ngành trong tỉnh phải nỗ lực hơn nữa trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng và kịp thời, không để công dân bức xúc khiếu nại, tố cáo đông người, vượt cấp, không để kẻ xấu lợi dụng kích động gây rối. Đây là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, cấp bách nhằm góp phần giữ vững ổn định an ninh - trật tự xã hội, tạo điều kiện để kinh tế - xã hội phát triển.
Để thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời gian tới các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, ủy ban Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh cần tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau:
Một là, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 26-5-2014, của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo; Thông báo số 179/TB-VPCP, ngày 26-4-2014, của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài.
Hai là, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các vụ việc khiếu nại tố cáo thuộc thẩm quyền, các vụ việc mới phát sinh ngay từ cơ sở, không để đơn, thư vượt cấp. Chủ động phòng ngừa khiếu nại tố cáo đông người. Phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị tham gia công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo.
Ba là, tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm việc kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng. Củng cố và tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo; kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm các trường hợp thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại tố cáo.
Bốn là, vận động các đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan tư pháp phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền trong thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo. Tập trung rà soát, giải quyết dứt điểm các khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực tư pháp.
Năm là, nâng cao chất lượng, hiệu qủa công tác giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của hội đồng nhân dân, đại biểu hội đồng nhân dân, ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội./.
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 21 đến ngày 27-3-2016)  (28/03/2016)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 21 đến ngày 27-3-2016  (28/03/2016)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên