Các nước châu Á cần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng kích cầu trong nước
Ngày 30-1, tại Trụ sở Ban Thư ký Hiệp hội các quốc gia Ðông - Nam Á (ASEAN) ở Thủ đô Jakarta đã diễn ra diễn đàn với chủ đề "Khủng hoảng tài chính toàn cầu: Triển vọng, thách thức và phản ứng của ASEAN và Ðông Á". Diễn đàn do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và một số tổ chức khác phối hợp tài trợ và tổ chức.
Phát biểu ý kiến tại diễn đàn, Viện trưởng Viện ADB, Giáo sư Ma-xa-hi-rô Ca-oai nêu rõ trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu đã đẩy các nền kinh tế lớn vào tình trạng suy thoái, các nước châu Á, trong đó có ASEAN và Ðông Á, cần phải điều chỉnh bằng cách cân bằng lại các nguồn tăng trưởng và trở lại xu hướng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách kích cầu trong nước thay vì dựa vào xuất khẩu. Ông cảnh báo cuộc khủng hoảng hiện nay sẽ trầm trọng hơn và môi trường kinh tế rộng lớn sẽ trở nên tồi tệ hơn. Tuy nhiên, Giáo sư Ca-oa cho rằng châu Á đang ở vị thế tốt hơn các khu vực khác trong việc đối phó khủng hoảng nhờ những nhân tố cơ bản của khu vực đã tốt hơn nhiều so với giai đoạn khủng hoảng tài chính châu Á 1997 - 1998. Hiện tại, châu Á là khu vực duy nhất vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh, do đó chính sách của châu Á sẽ rất quan trọng đối với tương lai của nền kinh tế toàn cầu. Ông cũng cho rằng vì sự phụ thuộc lẫn nhau rất cao về kinh tế ở châu Á, nên các nền kinh tế châu lục này cần phối hợp chặt chẽ hơn. Châu Á phải tăng cường hợp tác trong lĩnh vực bất động sản, bên cạnh việc củng cố hệ thống tài chính thông qua giám sát và những quy chế thích hợp hơn, đặc biệt cần tăng cường hợp tác tài chính trong khu vực.
Phó Tổng thư ký phụ trách Cộng đồng Kinh tế ASEAN Pu-spa-na-than Xun-dram nhấn mạnh, trong bối cảnh khủng hoảng ngày càng trầm trọng, các nhà hoạch định chính sách Ðông Á cần phải cam kết theo đuổi chính sách kiên quyết hơn. Ông cho rằng việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015 sẽ làm sâu sắc và mở rộng hơn sự hợp tác kinh tế trong khu vực châu Á cũng như trên thế giới, do đó rất cần sự điều phối chính sách mạnh mẽ giữa các nền kinh tế trong khu vực.
Thất nghiệp ở Mỹ và những hệ lụy  (31/01/2009)
Lãnh đạo các nước Nam Mỹ kêu gọi cải tổ chủ nghĩa tư bản toàn cầu  (31/01/2009)
Thông cáo chung về chuyến thăm chính thức nước CHXHCN Việt Nam của Tổng thống nước CH Bulgaria  (31/01/2009)
Hoạt động của đoàn đại biểu Việt Nam tại Diễn đàn Kinh tế thế giới  (31/01/2009)
Giải bài toán về an ninh năng lượng quốc gia  (31/01/2009)
Bạo lực bùng phát tại thủ đô Pa-ri  (31/01/2009)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên