Chính phủ Nga có kế hoạch giảm 10% ngân sách năm 2016
21:33, ngày 12-01-2016
Hãng tin Anh Reuters dẫn một nguồn tin cho biết Chính phủ Nga có kế hoạch cắt giảm 10% ngân sách năm 2016. Đầu năm 2015, Moskva đã cắt giảm 10% chi tiêu của các bộ ngành. Dự kiến, việc cắt giảm chi tiêu ngân sách sẽ không ảnh hưởng tiền lương khu vực công và sinh hoạt phí dành cho quân đội.
Theo kế hoạch, việc cắt giảm sẽ tiết kiệm khoảng 700 tỷ ruble. Nếu các bộ đến ngày 15-01-2016 không trình các đề xuất giảm chi tiêu, Bộ Tài chính sẽ buộc phải rút 10% các hạn mức. Nguồn tin khẳng định Nga sẽ bắt đầu thủ tục soạn thảo sửa đổi luật ngân sách năm 2016.
Ngân sách năm 2016, được phê chuẩn cuối tháng 12-2015 tính trên cơ sở mức thâm hụt là 3% GDP. Ngân sách được xây dựng dựa trên dự báo giá dầu trung bình năm 2016 ở mức 50 USD/thùng, và tốc độ tăng trưởng GDP là 0,7%.
Tuy nhiên, ngày 11-01-2016, giá một thùng dầu Brent giao dịch tại London đã giảm xuống dưới 32 USD/thùng, và tỷ giá USD chính thức lần đầu tiên kể từ thời điểm mất giá năm 1998 đã vượt ngưỡng 75 ruble/USD. Bloomberg hiện cũng dự báo GDP của Nga sẽ giảm 0,5% năm 2016.
Dự báo lạc quan nhất năm 2016 là của Renaissance Capital, theo đó GDP của Nga sẽ tăng 0,8%; dự báo tiêu cực nhất là của B&N Bank (Nga), theo đó GDP của Xứ sở Bạch dương giảm 1,7%.
Trang mạng RBK tiếp cận một báo cáo của Bộ Tài chính Nga về cân bằng ngân sách liên bang năm 2016, theo đó kịch bản tiêu cực nhất là thâm hụt ngân sách vượt giới hạn 3% GDP và có thể lên tới 5,2% GDP.
Trong cuộc phỏng vấn với báo Đức Bild (nội dung được công bố ngày 11-01-2016 trên website của Tổng thống Nga Vladimir Putin), Tổng thống Putin cho rằng tình trạng giá dầu lao dốc là không đáng ngại. Ngoài những điểm tiêu cực, giá dầu thấp còn có những điểm tích cực đối với nền kinh tế Nga, giúp khôi phục "sức khỏe" của nền kinh tế và kích thích sản xuất nội địa.
Trả lời câu hỏi về tác động từ các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với nền kinh tế, ông Putin nói: "Đây không phải là điều khó khăn nhất mà chúng tôi trải qua. Đương nhiên tác hại lớn nhất, trong tình hình hiện nay, đối với nền kinh tế của chúng tôi là việc giảm giá các hàng hóa xuất khẩu truyền thống của Nga."
Lý giải cho quan điểm giá dầu giảm "không đáng ngại, mà cũng có những điều tích cực", Tổng thống Nga giải thích: "Khi giá dầu cao, chúng tôi rất khó chống lại việc sử dụng các nguồn thu từ dầu cho chi tiêu."
Theo quan điểm của ông Putin, thâm hụt phi dầu mỏ đã tăng tới mức rất nguy hiểm. Nga hiện buộc phải cắt giảm chi tiêu và điều này khiến nền kinh tế trở nên lành mạnh hơn. Ông Putin cho biết thâm hụt chung ngân sách của Nga vẫn ở mức thấp.
Ngoài ra, khi mọi thứ đều có thể mua được bằng đồng USD kiếm được từ dầu mỏ thì sẽ xảy ra tình trạng sự phát triển của đất nước bị cản trở, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ cao.
Tổng thống Nga cũng lưu ý rằng hiện GDP của "xứ sở Bạch dương" đang suy giảm ở mức 3,8%, sản xuất công nghiệp giảm 3,3%, trong khi lạm phát tăng tới 12,7%. Những số liệu này là tiêu cực, song Nga cần duy trì cân bằng thương mại.
Lần đầu tiên trong nhiều năm qua, Nga đã tăng đáng kể khối lượng xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Tổng thống Putin nhận định "đó là sự phát triển hoàn toàn tích cực của nền kinh tế Nga."
Ông cũng cho biết Nga vẫn duy trì dự trữ ngoại tệ khá lớn, đồng thời bày tỏ tin tưởng kinh tế Nga sẽ từng bước ổn định và phục hồi./.
Ngân sách năm 2016, được phê chuẩn cuối tháng 12-2015 tính trên cơ sở mức thâm hụt là 3% GDP. Ngân sách được xây dựng dựa trên dự báo giá dầu trung bình năm 2016 ở mức 50 USD/thùng, và tốc độ tăng trưởng GDP là 0,7%.
Tuy nhiên, ngày 11-01-2016, giá một thùng dầu Brent giao dịch tại London đã giảm xuống dưới 32 USD/thùng, và tỷ giá USD chính thức lần đầu tiên kể từ thời điểm mất giá năm 1998 đã vượt ngưỡng 75 ruble/USD. Bloomberg hiện cũng dự báo GDP của Nga sẽ giảm 0,5% năm 2016.
Dự báo lạc quan nhất năm 2016 là của Renaissance Capital, theo đó GDP của Nga sẽ tăng 0,8%; dự báo tiêu cực nhất là của B&N Bank (Nga), theo đó GDP của Xứ sở Bạch dương giảm 1,7%.
Trang mạng RBK tiếp cận một báo cáo của Bộ Tài chính Nga về cân bằng ngân sách liên bang năm 2016, theo đó kịch bản tiêu cực nhất là thâm hụt ngân sách vượt giới hạn 3% GDP và có thể lên tới 5,2% GDP.
Trong cuộc phỏng vấn với báo Đức Bild (nội dung được công bố ngày 11-01-2016 trên website của Tổng thống Nga Vladimir Putin), Tổng thống Putin cho rằng tình trạng giá dầu lao dốc là không đáng ngại. Ngoài những điểm tiêu cực, giá dầu thấp còn có những điểm tích cực đối với nền kinh tế Nga, giúp khôi phục "sức khỏe" của nền kinh tế và kích thích sản xuất nội địa.
Trả lời câu hỏi về tác động từ các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với nền kinh tế, ông Putin nói: "Đây không phải là điều khó khăn nhất mà chúng tôi trải qua. Đương nhiên tác hại lớn nhất, trong tình hình hiện nay, đối với nền kinh tế của chúng tôi là việc giảm giá các hàng hóa xuất khẩu truyền thống của Nga."
Lý giải cho quan điểm giá dầu giảm "không đáng ngại, mà cũng có những điều tích cực", Tổng thống Nga giải thích: "Khi giá dầu cao, chúng tôi rất khó chống lại việc sử dụng các nguồn thu từ dầu cho chi tiêu."
Theo quan điểm của ông Putin, thâm hụt phi dầu mỏ đã tăng tới mức rất nguy hiểm. Nga hiện buộc phải cắt giảm chi tiêu và điều này khiến nền kinh tế trở nên lành mạnh hơn. Ông Putin cho biết thâm hụt chung ngân sách của Nga vẫn ở mức thấp.
Ngoài ra, khi mọi thứ đều có thể mua được bằng đồng USD kiếm được từ dầu mỏ thì sẽ xảy ra tình trạng sự phát triển của đất nước bị cản trở, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ cao.
Tổng thống Nga cũng lưu ý rằng hiện GDP của "xứ sở Bạch dương" đang suy giảm ở mức 3,8%, sản xuất công nghiệp giảm 3,3%, trong khi lạm phát tăng tới 12,7%. Những số liệu này là tiêu cực, song Nga cần duy trì cân bằng thương mại.
Lần đầu tiên trong nhiều năm qua, Nga đã tăng đáng kể khối lượng xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Tổng thống Putin nhận định "đó là sự phát triển hoàn toàn tích cực của nền kinh tế Nga."
Ông cũng cho biết Nga vẫn duy trì dự trữ ngoại tệ khá lớn, đồng thời bày tỏ tin tưởng kinh tế Nga sẽ từng bước ổn định và phục hồi./.
Khánh thành Nhà bán trú dân nuôi tại huyện Ba Chẽ  (12/01/2016)
Tập đoàn Dagan Argieultural Automation muốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của Quảng Ninh  (12/01/2016)
Sở Tư pháp triển khai nhiệm vụ năm 2016  (12/01/2016)
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Đọc kiểm tra công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại dịp Tết Nguyên đán  (12/01/2016)
Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong tình hình mới  (12/01/2016)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm