Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phòng chống tội phạm xuyên quốc gia
Nhận lời mời của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ Malaysia Ahmad Zahid Hamidi, ngày 28-9, Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính Trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công an Việt Nam tham dự Hội nghị cấp Bộ trưởng các nước ASEAN về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia lần thứ 10 (AMMTC 10) và Hội nghị cấp Bộ trưởng các nước ASEAN với ba nước đối tác, đối thoại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Lễ khai mạc AMMTC 10 đã được tổ chức trọng thể tại Thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia với sự tham gia của các Bộ trưởng An ninh, Cảnh sát, Nội vụ các nước thành viên ASEAN và Phó Tổng thư ký ASEAN Hirubalan.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Trần Đại Quang đánh giá cao những kết quả đạt được trong hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia giữa cơ quan thực thi pháp luật các nước thành viên ASEAN từ sau Hội nghị AMMTC lần thứ 9 tại Vientiane (Lào).
Thời gian qua, thực hiện các cam kết quốc tế về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, Việt Nam đã xây dựng và triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy giai đoạn 2012-2015, Chương trình hành động phòng, chống mua bán người giai đoạn 2011-2015; xây dựng chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2015-2025, định hướng đến năm 2030...
Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, nội luật hóa các điều ước quốc tế về tội phạm xuyên quốc gia mà Việt Nam là thành viên nhằm thu hẹp sự khác biệt về luật pháp giữa các nước; ký kết thỏa thuận hợp tác song phương với các nước ASEAN và các nước đối tác, đối thoại.
Bộ trưởng Trần Đại Quang khẳng định lực lượng Công an Việt Nam liên tục mở các cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, tập trung triệt phá các băng, nhóm tội phạm hoạt động xuyên quốc gia, các đường dây mua bán, vận chuyển trái phép ma túy, mua bán người, tội phạm sử dụng công nghệ cao, cướp biển.
Trong khuôn khổ hợp tác ASEAN, ASEANAPOL, lực lượng Công an Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thực thi pháp luật các nước ASEAN và các nước đối tác, đối thoại trong việc xác minh, điều tra, xử lý các vụ án phạm tội xuyên quốc gia, bắt giữ nhiều đối tượng phạm tội là người nước ngoài và bàn giao cho các nước có liên quan...
Để nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác trong đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia giữa các nước trong khu vực và trên thế giới, Bộ trưởng Trần Đại Quang đề nghị tăng cường hơn nữa sự hợp tác giữa các cơ quan thực thi pháp luật các nước ASEAN trong việc chia sẻ thông tin, trao đổi kinh nghiệm, phối hợp xác minh, điều tra, xử lý tội phạm xuyên quốc gia, truy bắt số đối tượng truy nã.
Ngoài ra, các nước ASEAN cần phối hợp chặt chẽ trong quản lý xuất cảnh, nhập cảnh, quản lý và xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến di trú; bảo đảm an ninh cộng đồng người nước ngoài trên lãnh thổ của nhau; nghiên cứu, đàm phán, ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp hình sự và dẫn độ tội phạm; tiếp tục phát huy nội lực của mỗi quốc gia, sức mạnh đoàn kết của khối ASEAN.
Tại hội nghị, các Bộ trưởng các nước ASEAN đã thảo luận và nhất trí thông qua Kế hoạch hành động ASEAN về phòng, chống mua bán người; Tuyên bố Kuala Lumpur về dòng người di cư bất thường ở khu vực Đông Nam Á; Tuyên bố Kuala Lumpur về tội phạm xuyên quốc gia 2015 và Tuyên bố chung của Hội nghị, trong đó cam kết tăng cường hơn nữa các nỗ lực để đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả với các loại tội phạm xuyên quốc gia nhằm bảo đảm hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới./.
Hợp tác Việt Nam-ASEAN-Ấn Độ chưa tương xứng với tiềm năng  (29/09/2015)
Chủ tịch nước đến La Habana, bắt đầu thăm chính thức Cuba  (29/09/2015)
Bài phát biểu của Chủ tịch nước về hoạt động Gìn giữ hòa bình  (29/09/2015)
Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ X với phương châm chỉ đạo “Dân chủ - Kỷ cương - Đoàn kết - Sáng tạo”  (29/09/2015)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên