Phó Thủ tướng: Việt Nam đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới
Đó là khẳng định của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại Hội thảo khoa học “Ngoại giao Việt Nam: 70 năm truyền thống và định hướng tương lai” diễn ra ngày 20-8 tại Hà Nội.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh: Trong ngoại giao đa phương, Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vai trò thành viên chủ động và có trách nhiệm của ASEAN, đồng thời tham gia tích cực hơn nữa vào các cơ chế đa phương khác, trước hết là Liên hợp quốc.
Theo Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, ngay sau thành công của Cách mạng tháng Tám, cùng với sự ra đời của Chính phủ cách mạng lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bộ Ngoại giao đã chính thức được thành lập vào ngày 28-8-1945.
Từ đó đến nay, ngoại giao Việt Nam được xây dựng trên nền tảng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó nhấn mạnh tinh thần “làm bạn với các nước, không gây thù oán với ai”.
“Nội dung cốt lõi của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh là tinh thần yêu chuộng hòa bình, đoàn kết với bạn bè quốc tế. Nhờ đó, Việt Nam luôn nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế qua các giai đoạn: trong đấu tranh giành độc lập cũng như trong việc huy động nguồn lực cho việc tái thiết đất nước và bảo vệ chủ quyền”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Việt Nam bày tỏ, chính phủ và nhân dân Việt Nam luôn ghi nhớ và biết ơn sự giúp đỡ to lớn của các nước bạn bè gần xa; của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào không liên kết; của các lực lượng tiến bộ và yêu chuộng hòa bình trên thế giới, cũng như của phong trào đấu tranh phản chiến tại nhiều nước trên thế giới yêu cầu chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội theo đường lối Đổi mới, tư tưởng ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục được khẳng định thông qua chủ trương đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động hội nhập quốc tế.
“Gần 30 năm qua, chính sách ngoại giao đổi mới của Việt Nam được triển khai nhất quán: là bạn, là đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Tinh thần đó vừa khẳng định quyết tâm phát huy giá trị truyền thống vừa xuất phát từ mong muốn của ngoại giao Việt Nam - muốn đóng góp cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực và thế giới”, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định.
Cụ thể, với sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, Việt Nam đã nhanh chóng mở rộng quan hệ đối ngoại. Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 185 nước trên toàn thế giới; trong đó có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với 2 nước, quan hệ đối tác chiến lược với 13 nước, quan hệ đối tác toàn diện với 11 nước.
Trong quan hệ chính trị, ngoại giao với các đối tác, mức độ hiểu biết và sự tin cậy lẫn nhau ngày càng được nâng cao. Quan hệ kinh tế thương mại và đầu tư không ngừng phát triển nhanh chóng với 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng cho biết, Việt Nam cũng tham gia ngày càng chủ động, sâu rộng vào quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. Việt Nam hiện là thành viên chính thức của hơn 70 tổ chức quốc tế và khu vực.
“Quan hệ hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ là những nguồn lực quan trọng đưa nền kinh tế - xã hội của Việt Nam không ngừng phát triển. Từ một nước nghèo, lạc hậu, Việt Nam đã thực hiện thành công công cuộc Đổi mới trong nước và mở rộng quan hệ đối ngoại. Liên hợp quốc đã ghi nhận những kết quả tích cực mà Việt Nam đạt được về xóa đói giảm nghèo và thực hiện nhiều mục tiêu phát triển thiên niên kỷ”, Phó Thủ tướng phát biểu./.
Đoàn cấp cao Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam thăm Hàn Quốc  (20/08/2015)
Phản ứng của Việt Nam trước việc Indonesia đánh chìm tàu cá  (20/08/2015)
Chủ tịch nước tiếp cán bộ ngoại giao tiêu biểu các thời kỳ  (20/08/2015)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp các đại sứ trình quốc thư  (20/08/2015)
Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ tai nạn hầm lò tại Quảng Ninh  (20/08/2015)
Thủ tướng phê chuẩn nhân sự 3 tỉnh  (20/08/2015)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên