Chủ tịch nước tiếp cán bộ ngoại giao tiêu biểu các thời kỳ
Cùng tham dự có nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, nữ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đầu tiên của Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; các đồng chí nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao: Nguyễn Mạnh Cầm, Phạm Gia Khiêm; nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Dy Niên.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm; nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Dy Niên và một số cán bộ ngoại giao lão thành đã xúc động khi nói về truyền thống của ngành ngoại giao trong 70 năm qua, về những thành tựu, những bài học cũng như truyền thống của ngành.
Nhấn mạnh về những bước trưởng thành hiện nay của ngành ngoại giao trong thời kỳ đất nước đổi mới, hội nhập quốc tế, các cán bộ ngành ngoại giao qua các thời kỳ đã bày tỏ sự tin tưởng đối với đội ngũ cán bộ ngoại giao hiện nay. Các đồng chí cho rằng, với bản lĩnh chính trị vững vàng và trí tuệ của mình, thế hệ cán bộ ngoại giao hiện nay sẽ tiếp tục kế thừa truyền thống và có nhiều đóng góp hơn nữa đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Phát biểu tại buổi tiếp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhiệt liệt chúc mừng và biểu dương những thành tựu, đóng góp quan trọng của ngành ngoại giao trong suốt chặng đường lịch sử 70 năm qua. Chủ tịch nước chúc các đồng chí lão thành ngoại giao, các đồng chí lãnh đạo Bộ Ngoại giao qua các thời kỳ và qua các đồng chí gửi đến toàn thể cán bộ, công nhân, viên chức ngành ngoại giao lời chúc hạnh phúc, sức khỏe và thành công nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập ngành ngoại giao Việt Nam (28-8-1945 - 28-8-2015). Chủ tịch nước chúc ngành ngoại giao ngày càng thu được nhiều thành tích mới, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng, Bộ Ngoại giao có vinh dự và may mắn mà không bộ, ngành nào khác có được. Đó là ngay từ những ngày đầu thành lập ngành đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đích thân chỉ đạo, dìu dắt trên cương vị Bộ trưởng. Lớp cán bộ ngoại giao đầu tiên của nước Việt Nam mới đã được Bác Hồ trực tiếp rèn luyện, dìu dắt, trong đó nhiều đồng chí sau này làm nên sự nghiệp ngoại giao lẫy lừng, giữ những cương vị lãnh đạo chủ chốt. Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại, ngoại giao Việt Nam đã lập nên những thành công hiển hách, góp phần xứng đáng vào cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước trước đây cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
Chủ tịch nước đánh giá, các cán bộ ngành ngoại giao đang làm rất tốt việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong tình hình mới, góp phần không ngừng nâng cao thế và lực của đất nước.
Chủ tịch nước nêu rõ, tình hình thế giới và khu vực đang diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường. Là tai mắt, là chiếc ăng-ten của Đảng và Nhà nước, ngoại giao có nhiệm vụ định vị Việt Nam một cách có lợi nhất trong cục diện khu vực và quốc tế, bảo vệ vững chắc các lợi ích an ninh quốc gia, công cuộc xây dựng và vị thế của đất nước. Để làm tròn sứ mệnh cao cả đó, việc xây dựng, đào tạo và rèn luyện đội ngũ cán bộ ngoại giao chuyên nghiệp, tinh thông về nghiệp vụ và ngoại ngữ, vững vàng về bản lĩnh chính trị có ý nghĩa sống còn. Đây không chỉ là trách nhiệm mà cũng là nghĩa vụ của các thế hệ cán bộ ngoại giao lão thành và các đồng chí đã nghỉ hưu.
Thay mặt cán bộ ngoại giao các thời kỳ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh trân trọng cảm ơn Chủ tịch nước đã dành thời gian quan tâm, chỉ đạo đối với hoạt động đối ngoại, đối với ngành ngoại giao; bày tỏ sự xúc động lắng nghe các đồng chí lão thành nói về truyền thống của ngành ngoại giao trong 70 năm qua về những thành tựu, bài học rút ra từ truyền thống ngoại giao. Thay mặt các thế hệ cán bộ ngoại giao hiện nay, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh hứa với Chủ tịch nước, với các đồng chí lão thành sẽ tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của ngành ngoại giao trong 70 năm qua để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã giao phó./.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp các đại sứ trình quốc thư  (20/08/2015)
Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ tai nạn hầm lò tại Quảng Ninh  (20/08/2015)
Thủ tướng phê chuẩn nhân sự 3 tỉnh  (20/08/2015)
Đánh giá quá trình phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2015  (20/08/2015)
ASEAN với sự tham gia chủ động, tích cực và có trách nhiệm của Việt Nam  (20/08/2015)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên