Đồng chí Nguyễn Văn Linh với phong trào công nhân và Công đoàn Việt Nam
21:12, ngày 28-07-2015
TCCSĐT - Năm 2015, cả nước trân trọng kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (01-07-1915 - 01-07-2015), người có nhiều công lao to lớn đối với phong trào công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam. Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Văn Linh là tấm gương sáng cho cán bộ công đoàn và công nhân lao động cả nước noi theo.
Đồng chí Nguyễn Văn Linh - nhà hoạt động thực tiễn trong phong trào công nhân và Công đoàn Việt Nam
Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong quá trình thực dân Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa tại Việt Nam, với các phong trào phát triển từ thấp tới cao, từ tự phát đến tự giác. Trước tình hình trong nước và điều kiện quốc tế, Nguyễn Ái Quốc đã nghiên cứu các hình thức tổ chức công đoàn ở các nước tư bản và các nước thuộc địa để vận dụng vào hoàn cảnh của nước ta. Trong tác phẩm Đường Cách Mệnh, Nguyễn Ái Quốc đã nêu rõ vai trò, nhiệm vụ của công hội, đồng thời chỉ rõ cách thức tổ chức của công hội, quyền của người lao động trong thành lập, tham gia hoạt động công hội. Ngày 28-7-1929, theo quyết định của Đông Dương Cộng sản Đảng, Hội nghị Đại biểu lần thứ nhất công hội đỏ Bắc Kỳ đã được tổ chức tại số 15 Hàng Nón, Hà Nội, thành lập Công hội đỏ Bắc Kỳ (nay là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam). Đồng thời, Công hội đỏ ra quyết định thành lập báo Lao động, tạp chí Công hội đỏ (nay là Tạp chí Lao động và Công đoàn) làm cơ quan thông tin, tuyên truyền, nghiên cứu lý luận của giai cấp công nhân. Tổng Công hội đỏ là tổ chức đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Là một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngay từ những năm 30 của thế kỷ XX, đồng chí Nguyễn Văn Linh thuộc lớp công nhân công nghiệp đầu tiên ở nước ta, những người đã trưởng thành từ phong trào công nhân, hoạt động công đoàn và sau đó trở thành nhà lãnh đạo chủ chốt của Đảng và tổ chức Công đoàn Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam từ năm 1978 đến năm 1980.
Đồng chí Nguyễn Văn Linh đã có gần 70 năm cống hiến cho Đảng và nhân dân. Đồng chí đã hoạt động ở nhiều vùng, địa phương, lĩnh vực; được giao nhiều trọng trách và dù ở đâu, làm việc gì, đồng chí đều cống hiến hết sức lực, tài năng, trí tuệ, tâm huyết cho Đảng, cho dân, đem đến cho giai cấp công nhân một luồng sinh khí mới và luôn tin tưởng tuyệt đối vào thắng lợi của cách mạng.
Trên cương vị Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã chỉ đạo các cấp công đoàn, tập hợp, vận động công nhân, lao động hăng hái thi đua lao động sản xuất, hoàn thành kế hoạch; đẩy mạnh phong trào công nhân viên chức thi đua phục vụ nông nghiệp; ra sức xây dựng và bảo vệ đất nước, củng cố quốc phòng; tổ chức và từng bước cải thiện đời sống, phát triển phúc lợi, bảo vệ lợi ích chính đáng của công nhân viên chức; vận động cán bộ viên chức tích cực tham gia cải tiến quản lý xí nghiệp, quản lý kinh tế, quản lý nhà nước; đẩy mạnh giáo dục chính trị, văn hóa, kỹ thuật và nghiệp vụ cho công nhân; tích cực góp phần tăng cường đoàn kết lao động và phong trào công đoàn thế giới đấu tranh vì quyền lợi của những người lao động, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội; cải tiến phương pháp công tác, xây dựng công đoàn vững mạnh.
Đồng chí Nguyễn Văn Linh luôn ý thức rất rõ là phải đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để công đoàn phát huy được vai trò to lớn đối với giai cấp công nhân và toàn xã hội, thu hút ngày càng đông đảo công nhân, viên chức tham gia, để công đoàn thực sự trở thành động lực mạnh mẽ, khơi dậy mọi tiềm năng, trí tuệ của công nhân, viên chức trong lao động, sản xuất; trong việc tham gia quản lý đơn vị của mình và trong toàn xã hội.
Đại hội VI của Đảng đã bầu đồng chí Nguyễn Văn Linh làm Tổng Bí thư. Trên cương vị Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Nguyễn Văn Linh tiếp tục quan tâm và chỉ đạo sự nghiệp đổi mới công đoàn. Để đổi mới hoạt động công đoàn, đồng chí Nguyễn Văn Linh lưu ý trước hết người cán bộ công đoàn phải đổi mới tư duy và phong cách, gắn chặt giữa lý luận và thực tiễn. Đồng chí đã khẳng định có thật sự đổi mới tư duy và phong cách mới hiểu được thực chất của hiện trạng, phân biệt rõ ràng đúng sai, phát huy được nhân tố tiến bộ; gạt bỏ được những sai lầm. Từ đấy, mở ra một trình độ mới trong việc nhận thức và vận dụng đúng đắn chủ nghĩa Mác - Lê-nin, khơi dậy được tính chủ động sáng tạo vô tận của nhân dân lao động, phát huy được tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội để đưa đất nước đi lên. Trên cơ sở đổi mới tư duy, trên cơ sở nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò, chức năng của công đoàn trong giai đoạn mới, thì mới có thể đổi mới hoạt động của công đoàn. Công đoàn phải đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, đổi mới tổ chức và cán bộ. Hoạt động của công đoàn phải tuân theo nguyên tắc tự nguyện, do vậy hình thức hoạt động công đoàn phải đa dạng, phong phú, nội dung hoạt động cần cụ thể, phương pháp phải linh hoạt, mềm dẻo.
Từ năm 1986, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, tình hình quốc tế và trong nước gặp vô vàn khó khăn và tác động rất lớn đến đời sống, việc làm của công nhân, lao động. Trong điều kiện đó, đồng chí Nguyễn Văn Linh chỉ rõ đối tượng vận động của công đoàn phải được mở rộng hơn trước đây, nghĩa là hoạt động của công đoàn không chỉ giới hạn trong đội ngũ cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước mà phải bao quát cả khu vực xí nghiệp tư nhân, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các hợp tác xã sản xuất công nghiệp, xây dựng, vận tải. Tên gọi của Tổng Công đoàn Việt Nam, cũng được thay đổi cho phù hợp với nội dung mới. Theo chỉ đạo của đồng chí và Trung ương Đảng, tháng 10-1988, Đại hội VI Công đoàn Việt Nam, đổi tên “Tổng Công đoàn Việt Nam” thành “Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam”.
Theo quan điểm của đồng chí, công đoàn phải thể hiện đầy đủ tính độc lập về tổ chức, nghĩa là đòi hỏi tổ chức công đoàn phát huy hơn nữa vai trò và hiệu lực công tác của mình. Tính độc lập ấy thể hiện ở chỗ công đoàn phải có ý kiến độc lập của mình, không lệ thuộc vào cấp ủy Đảng, không lệ thuộc vào cơ quan quản lý. Cần phân biệt rõ tính độc lập về tổ chức với quan niệm đối lập về tổ chức, công đoàn không thể là tổ chức biệt phái theo kiểu “chủ nghĩa công đoàn” hoặc theo đuôi quần chúng. Xét về mặt bản chất, hoạt động công đoàn không độc lập với các tổ chức khác trong hệ thống chuyên chính vô sản (nay là hệ thống chính trị). Nhưng về mặt chức năng và phương thức hoạt động, công đoàn không hoàn toàn giống các tổ chức khác.
Phê phán tác phong điều hành công việc chỉ dựa vào công văn, chỉ thị và hội họp quá nhiều, đồng chí Nguyễn Văn Linh yêu cầu công đoàn phải chuyển hướng về cơ sở để hoạt động, lấy đoàn viên làm đối tượng vận động, chăm lo bảo vệ lợi ích, điều kiện lao động và nghỉ ngơi của đoàn viên, bảo vệ những quyền lợi của họ đã được pháp luật thừa nhận; nhưng cũng cần đề phòng rơi vào cực đoan, chỉ thấy lợi ích một phía mà phải kết hợp hài hòa các lợi ích, thống nhất quyền lợi với nghĩa vụ.
Sinh thời, đồng chí Nguyễn Văn Linh thường xuyên căn dặn cán bộ công đoàn: “Nhiệm vụ đầu tiên và trên hết là phải bảo vệ được quyền làm việc an toàn và lợi ích của công nhân lao động, là phải hướng dẫn cho công nhân lao động làm những việc đúng theo pháp luật, những việc phù hợp với đạo lý của người Việt Nam. Làm cán bộ công đoàn là phải dũng cảm, dám hy sinh quyền lợi của cá nhân mình vì lợi quyền công nhân lao động, không được thỏa hiệp nhưng cũng không quá cứng nhắc. Phải mềm dẻo nhưng không trái với các quy định của pháp luật, kiên quyết nhưng không quá khích”(1).
Đồng chí yêu cầu cán bộ công đoàn phải sâu sát cơ sở, không được xa rời công nhân. Đồng chí căn dặn: “Muốn duy trì và phát triển sản xuất, trước tiên là phải chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân. Người lãnh đạo cơ sở phải luôn sâu sát với công nhân nắm bắt tình hình và kịp thời biểu dương, phát huy những tài năng mới”(2)... vì người công nhân là yếu tố quan trọng và quyết định trong sản xuất; giai cấp công nhân là những người làm ra của cải vật chất cho xã hội, là những người đi đầu trong phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, đưa nền kinh tế đất nước đi lên.
Tiếp tục xây dựng đội ngũ công nhân Việt Nam vững mạnh theo tấm gương đồng chí Nguyễn Văn Linh
Đồng hành với quá trình phát triển đất nước qua gần 30 năm đổi mới, giai cấp công nhân Việt Nam đã có những bước trưởng thành cả về số lượng và chất lượng, hiện đang có mặt trong tất cả các thành phần kinh tế, đóng góp 60% tổng sản phẩm xã hội và hơn 70% ngân sách nhà nước. Đi đôi với sự phát triển của đội ngũ công nhân lao động, số lượng đoàn viên công đoàn cũng tăng tương ứng. Khi thành lập Công hội đỏ vào tháng 7-1929 chỉ có 6.000 đoàn viên trên cả nước, nhưng đến năm 1977, số đoàn viên công đoàn đã đạt tới 2.100.000 người và đến tháng 12-2014, tăng lên 8.558.000 đoàn viên.
Giai cấp công nhân đang tiếp tục phát huy vai trò là giai cấp lãnh đạo cách mạng (thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam); là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Thực tiễn cho thấy giai cấp công nhân đã có nhiều đóng góp trực tiếp và to lớn vào quá trình phát triển của đất nước, trở thành cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng và Nhà nước.
Tuy nhiên, hiện nay, chất lượng, cơ cấu và trình độ của giai cấp công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tỷ lệ công nhân, lao động chưa qua đào tạo còn cao; thiếu công nhân lành nghề; tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động còn hạn chế; số đông công nhân xuất thân từ nông dân chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống. Giai cấp công nhân chưa thể hiện đầy đủ vai trò nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị của công nhân không đồng đều; sự hiểu biết về chính sách, pháp luật chưa sâu sắc. Một bộ phận công nhân chưa tích cực tham gia hoạt động trong các tổ chức chính trị - xã hội. Việc làm, thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần, điều kiện lao động của công nhân đang có nhiều khó khăn, đặc biệt là ở bộ phận công nhân lao động ở khu công nghiệp, khu chế xuất, công nhân trong các ngành nghề sử dụng nhiều lao động làm công việc giản đơn tại các doanh nghiệp của tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Để xây dựng giai cấp công nhân trong điều kiện hiện nay cần kết hợp thực hiện đồng bộ các biện pháp, như phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị để xây dựng giai cấp công nhân trong quá trình đổi mới; xây dựng giai cấp công nhân phải gắn liền với quá trình phát triển bền vững kinh tế - xã hội, nhất là sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện nghiêm chính sách, pháp luật đối với công nhân là nhân tố quan trọng tạo động lực để giai cấp công nhân phát triển; đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, pháp luật, chuyên môn, nghề nghiệp cho công nhân, trí thức hóa công nhân, bảo đảm cho giai cấp công nhân không ngừng lớn mạnh; nâng cao hiệu quả của hoạt động công đoàn. Đây là những điều kiện cần thiết, quan trọng để phát triển giai cấp công nhân về chất lượng.
Trong quá trình đổi mới, các cấp công đoàn đã có nhiều chuyển biến tích cực trên các mặt hoạt động, thực hiện các chức năng tuyên truyền, giáo dục; tham gia quản lý kinh tế - xã hội; đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động; đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động; phát triển đoàn viên, xây dựng công đoàn cơ sở; đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại. Bên cạnh đó, hoạt động của cấp công đoàn trên cả nước còn tồn tại một số hạn chế nhất định.
Trước tiên, vai trò tham gia quản lý, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động của tổ chức công đoàn ở một số ngành, địa phương, cơ sở hiệu quả còn thấp. Công tác kiểm tra, tham gia kiểm tra, giám sát thực hiện chế độ, chính sách chưa đồng đều, có nơi còn hình thức.
Thứ hai, tổ chức công đoàn chưa thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật, phối hợp tổ chức học tập nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp cho người lao động ở các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước. Công tác giới thiệu đoàn viên công đoàn ưu tú cho Đảng ở các doanh nghiệp, nhất là khu vực ngoài nhà nước và việc vận động, tổ chức cho người lao động trực tiếp lao động sản xuất tham gia học tập nâng cao trình độ còn nhiều hạn chế.
Thứ ba, nội dung, phương thức hoạt động công đoàn ở nhiều nơi không theo kịp sự chuyển đổi của các loại hình doanh nghiệp. Đội ngũ cán bộ công đoàn vẫn còn một bộ phận chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của đoàn viên và hoạt động công đoàn.
Để đẩy mạnh các hoạt động công đoàn có hiệu quả, các cấp công đoàn cần thực hiện tốt các biện pháp cụ thể sau:
Một là, hoạt động công đoàn phải bám sát đường lối, quan điểm chỉ đạo của Đảng về thực hiện nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam nói chung và xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam nói riêng; đồng thời coi trọng công tác phối hợp với chính quyền, cơ quan hữu quan, các tổ chức chính trị - xã hội, người quản lý để tạo thành sức mạnh tổng hợp.
Hai là, thực hiện tốt các chức năng của công đoàn trong đó lấy chức năng bảo vệ lợi ích làm trung tâm. Hướng hoạt động công đoàn về cơ sở, chăm lo đời sống, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, phục vụ lợi ích thiết thân, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên và người lao động; tập trung củng cố, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh; nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
Ba là, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; chủ động xây dựng và thực hiện quy hoạch đội ngũ cán bộ công đoàn, chú ý bồi dưỡng cán bộ xuất thân, trưởng thành từ công nhân và hoạt động từ cơ sở.
Bốn là, luôn luôn cải tiến lề lối làm việc, giữ vững kỷ luật công tác, chống bệnh hành chính, hình thức đơn thuần trong hoạt động công đoàn; xác định rõ những việc trọng tâm, trọng điểm để tập trung chỉ đạo thực hiện; nâng cao chất lượng tham mưu cho Đảng, tham gia với Nhà nước xây dựng, bổ sung, sửa đổi các chính sách, pháp luật có liên quan trực tiếp đến đoàn viên, người lao động và tổ chức công đoàn.
Năm là, chú trọng công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về nội dung, phương thức hoạt động công đoàn. Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ và hợp tác của phong trào công nhân và công đoàn quốc tế, trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc và đường lối đối ngoại của Đảng./.
_____________________
(1) Ngô Thị Huệ, Trần Bạch Đằng, Dương Đình Thảo: Nguyễn Văn Linh hành trình cùng lịch sử, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 1999, tr. 296
(2) Ngô Thị Huệ, Trần Bạch Đằng, Dương Đình Thảo: Sđd, tr. 138
Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong quá trình thực dân Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa tại Việt Nam, với các phong trào phát triển từ thấp tới cao, từ tự phát đến tự giác. Trước tình hình trong nước và điều kiện quốc tế, Nguyễn Ái Quốc đã nghiên cứu các hình thức tổ chức công đoàn ở các nước tư bản và các nước thuộc địa để vận dụng vào hoàn cảnh của nước ta. Trong tác phẩm Đường Cách Mệnh, Nguyễn Ái Quốc đã nêu rõ vai trò, nhiệm vụ của công hội, đồng thời chỉ rõ cách thức tổ chức của công hội, quyền của người lao động trong thành lập, tham gia hoạt động công hội. Ngày 28-7-1929, theo quyết định của Đông Dương Cộng sản Đảng, Hội nghị Đại biểu lần thứ nhất công hội đỏ Bắc Kỳ đã được tổ chức tại số 15 Hàng Nón, Hà Nội, thành lập Công hội đỏ Bắc Kỳ (nay là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam). Đồng thời, Công hội đỏ ra quyết định thành lập báo Lao động, tạp chí Công hội đỏ (nay là Tạp chí Lao động và Công đoàn) làm cơ quan thông tin, tuyên truyền, nghiên cứu lý luận của giai cấp công nhân. Tổng Công hội đỏ là tổ chức đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Là một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngay từ những năm 30 của thế kỷ XX, đồng chí Nguyễn Văn Linh thuộc lớp công nhân công nghiệp đầu tiên ở nước ta, những người đã trưởng thành từ phong trào công nhân, hoạt động công đoàn và sau đó trở thành nhà lãnh đạo chủ chốt của Đảng và tổ chức Công đoàn Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam từ năm 1978 đến năm 1980.
Đồng chí Nguyễn Văn Linh đã có gần 70 năm cống hiến cho Đảng và nhân dân. Đồng chí đã hoạt động ở nhiều vùng, địa phương, lĩnh vực; được giao nhiều trọng trách và dù ở đâu, làm việc gì, đồng chí đều cống hiến hết sức lực, tài năng, trí tuệ, tâm huyết cho Đảng, cho dân, đem đến cho giai cấp công nhân một luồng sinh khí mới và luôn tin tưởng tuyệt đối vào thắng lợi của cách mạng.
Trên cương vị Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã chỉ đạo các cấp công đoàn, tập hợp, vận động công nhân, lao động hăng hái thi đua lao động sản xuất, hoàn thành kế hoạch; đẩy mạnh phong trào công nhân viên chức thi đua phục vụ nông nghiệp; ra sức xây dựng và bảo vệ đất nước, củng cố quốc phòng; tổ chức và từng bước cải thiện đời sống, phát triển phúc lợi, bảo vệ lợi ích chính đáng của công nhân viên chức; vận động cán bộ viên chức tích cực tham gia cải tiến quản lý xí nghiệp, quản lý kinh tế, quản lý nhà nước; đẩy mạnh giáo dục chính trị, văn hóa, kỹ thuật và nghiệp vụ cho công nhân; tích cực góp phần tăng cường đoàn kết lao động và phong trào công đoàn thế giới đấu tranh vì quyền lợi của những người lao động, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội; cải tiến phương pháp công tác, xây dựng công đoàn vững mạnh.
Đồng chí Nguyễn Văn Linh luôn ý thức rất rõ là phải đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để công đoàn phát huy được vai trò to lớn đối với giai cấp công nhân và toàn xã hội, thu hút ngày càng đông đảo công nhân, viên chức tham gia, để công đoàn thực sự trở thành động lực mạnh mẽ, khơi dậy mọi tiềm năng, trí tuệ của công nhân, viên chức trong lao động, sản xuất; trong việc tham gia quản lý đơn vị của mình và trong toàn xã hội.
Đại hội VI của Đảng đã bầu đồng chí Nguyễn Văn Linh làm Tổng Bí thư. Trên cương vị Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Nguyễn Văn Linh tiếp tục quan tâm và chỉ đạo sự nghiệp đổi mới công đoàn. Để đổi mới hoạt động công đoàn, đồng chí Nguyễn Văn Linh lưu ý trước hết người cán bộ công đoàn phải đổi mới tư duy và phong cách, gắn chặt giữa lý luận và thực tiễn. Đồng chí đã khẳng định có thật sự đổi mới tư duy và phong cách mới hiểu được thực chất của hiện trạng, phân biệt rõ ràng đúng sai, phát huy được nhân tố tiến bộ; gạt bỏ được những sai lầm. Từ đấy, mở ra một trình độ mới trong việc nhận thức và vận dụng đúng đắn chủ nghĩa Mác - Lê-nin, khơi dậy được tính chủ động sáng tạo vô tận của nhân dân lao động, phát huy được tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội để đưa đất nước đi lên. Trên cơ sở đổi mới tư duy, trên cơ sở nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò, chức năng của công đoàn trong giai đoạn mới, thì mới có thể đổi mới hoạt động của công đoàn. Công đoàn phải đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, đổi mới tổ chức và cán bộ. Hoạt động của công đoàn phải tuân theo nguyên tắc tự nguyện, do vậy hình thức hoạt động công đoàn phải đa dạng, phong phú, nội dung hoạt động cần cụ thể, phương pháp phải linh hoạt, mềm dẻo.
Từ năm 1986, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, tình hình quốc tế và trong nước gặp vô vàn khó khăn và tác động rất lớn đến đời sống, việc làm của công nhân, lao động. Trong điều kiện đó, đồng chí Nguyễn Văn Linh chỉ rõ đối tượng vận động của công đoàn phải được mở rộng hơn trước đây, nghĩa là hoạt động của công đoàn không chỉ giới hạn trong đội ngũ cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước mà phải bao quát cả khu vực xí nghiệp tư nhân, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các hợp tác xã sản xuất công nghiệp, xây dựng, vận tải. Tên gọi của Tổng Công đoàn Việt Nam, cũng được thay đổi cho phù hợp với nội dung mới. Theo chỉ đạo của đồng chí và Trung ương Đảng, tháng 10-1988, Đại hội VI Công đoàn Việt Nam, đổi tên “Tổng Công đoàn Việt Nam” thành “Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam”.
Theo quan điểm của đồng chí, công đoàn phải thể hiện đầy đủ tính độc lập về tổ chức, nghĩa là đòi hỏi tổ chức công đoàn phát huy hơn nữa vai trò và hiệu lực công tác của mình. Tính độc lập ấy thể hiện ở chỗ công đoàn phải có ý kiến độc lập của mình, không lệ thuộc vào cấp ủy Đảng, không lệ thuộc vào cơ quan quản lý. Cần phân biệt rõ tính độc lập về tổ chức với quan niệm đối lập về tổ chức, công đoàn không thể là tổ chức biệt phái theo kiểu “chủ nghĩa công đoàn” hoặc theo đuôi quần chúng. Xét về mặt bản chất, hoạt động công đoàn không độc lập với các tổ chức khác trong hệ thống chuyên chính vô sản (nay là hệ thống chính trị). Nhưng về mặt chức năng và phương thức hoạt động, công đoàn không hoàn toàn giống các tổ chức khác.
Phê phán tác phong điều hành công việc chỉ dựa vào công văn, chỉ thị và hội họp quá nhiều, đồng chí Nguyễn Văn Linh yêu cầu công đoàn phải chuyển hướng về cơ sở để hoạt động, lấy đoàn viên làm đối tượng vận động, chăm lo bảo vệ lợi ích, điều kiện lao động và nghỉ ngơi của đoàn viên, bảo vệ những quyền lợi của họ đã được pháp luật thừa nhận; nhưng cũng cần đề phòng rơi vào cực đoan, chỉ thấy lợi ích một phía mà phải kết hợp hài hòa các lợi ích, thống nhất quyền lợi với nghĩa vụ.
Sinh thời, đồng chí Nguyễn Văn Linh thường xuyên căn dặn cán bộ công đoàn: “Nhiệm vụ đầu tiên và trên hết là phải bảo vệ được quyền làm việc an toàn và lợi ích của công nhân lao động, là phải hướng dẫn cho công nhân lao động làm những việc đúng theo pháp luật, những việc phù hợp với đạo lý của người Việt Nam. Làm cán bộ công đoàn là phải dũng cảm, dám hy sinh quyền lợi của cá nhân mình vì lợi quyền công nhân lao động, không được thỏa hiệp nhưng cũng không quá cứng nhắc. Phải mềm dẻo nhưng không trái với các quy định của pháp luật, kiên quyết nhưng không quá khích”(1).
Đồng chí yêu cầu cán bộ công đoàn phải sâu sát cơ sở, không được xa rời công nhân. Đồng chí căn dặn: “Muốn duy trì và phát triển sản xuất, trước tiên là phải chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân. Người lãnh đạo cơ sở phải luôn sâu sát với công nhân nắm bắt tình hình và kịp thời biểu dương, phát huy những tài năng mới”(2)... vì người công nhân là yếu tố quan trọng và quyết định trong sản xuất; giai cấp công nhân là những người làm ra của cải vật chất cho xã hội, là những người đi đầu trong phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, đưa nền kinh tế đất nước đi lên.
Tiếp tục xây dựng đội ngũ công nhân Việt Nam vững mạnh theo tấm gương đồng chí Nguyễn Văn Linh
Đồng hành với quá trình phát triển đất nước qua gần 30 năm đổi mới, giai cấp công nhân Việt Nam đã có những bước trưởng thành cả về số lượng và chất lượng, hiện đang có mặt trong tất cả các thành phần kinh tế, đóng góp 60% tổng sản phẩm xã hội và hơn 70% ngân sách nhà nước. Đi đôi với sự phát triển của đội ngũ công nhân lao động, số lượng đoàn viên công đoàn cũng tăng tương ứng. Khi thành lập Công hội đỏ vào tháng 7-1929 chỉ có 6.000 đoàn viên trên cả nước, nhưng đến năm 1977, số đoàn viên công đoàn đã đạt tới 2.100.000 người và đến tháng 12-2014, tăng lên 8.558.000 đoàn viên.
Giai cấp công nhân đang tiếp tục phát huy vai trò là giai cấp lãnh đạo cách mạng (thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam); là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Thực tiễn cho thấy giai cấp công nhân đã có nhiều đóng góp trực tiếp và to lớn vào quá trình phát triển của đất nước, trở thành cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng và Nhà nước.
Tuy nhiên, hiện nay, chất lượng, cơ cấu và trình độ của giai cấp công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tỷ lệ công nhân, lao động chưa qua đào tạo còn cao; thiếu công nhân lành nghề; tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động còn hạn chế; số đông công nhân xuất thân từ nông dân chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống. Giai cấp công nhân chưa thể hiện đầy đủ vai trò nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị của công nhân không đồng đều; sự hiểu biết về chính sách, pháp luật chưa sâu sắc. Một bộ phận công nhân chưa tích cực tham gia hoạt động trong các tổ chức chính trị - xã hội. Việc làm, thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần, điều kiện lao động của công nhân đang có nhiều khó khăn, đặc biệt là ở bộ phận công nhân lao động ở khu công nghiệp, khu chế xuất, công nhân trong các ngành nghề sử dụng nhiều lao động làm công việc giản đơn tại các doanh nghiệp của tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Để xây dựng giai cấp công nhân trong điều kiện hiện nay cần kết hợp thực hiện đồng bộ các biện pháp, như phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị để xây dựng giai cấp công nhân trong quá trình đổi mới; xây dựng giai cấp công nhân phải gắn liền với quá trình phát triển bền vững kinh tế - xã hội, nhất là sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện nghiêm chính sách, pháp luật đối với công nhân là nhân tố quan trọng tạo động lực để giai cấp công nhân phát triển; đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, pháp luật, chuyên môn, nghề nghiệp cho công nhân, trí thức hóa công nhân, bảo đảm cho giai cấp công nhân không ngừng lớn mạnh; nâng cao hiệu quả của hoạt động công đoàn. Đây là những điều kiện cần thiết, quan trọng để phát triển giai cấp công nhân về chất lượng.
Trong quá trình đổi mới, các cấp công đoàn đã có nhiều chuyển biến tích cực trên các mặt hoạt động, thực hiện các chức năng tuyên truyền, giáo dục; tham gia quản lý kinh tế - xã hội; đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động; đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động; phát triển đoàn viên, xây dựng công đoàn cơ sở; đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại. Bên cạnh đó, hoạt động của cấp công đoàn trên cả nước còn tồn tại một số hạn chế nhất định.
Trước tiên, vai trò tham gia quản lý, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động của tổ chức công đoàn ở một số ngành, địa phương, cơ sở hiệu quả còn thấp. Công tác kiểm tra, tham gia kiểm tra, giám sát thực hiện chế độ, chính sách chưa đồng đều, có nơi còn hình thức.
Thứ hai, tổ chức công đoàn chưa thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật, phối hợp tổ chức học tập nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp cho người lao động ở các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước. Công tác giới thiệu đoàn viên công đoàn ưu tú cho Đảng ở các doanh nghiệp, nhất là khu vực ngoài nhà nước và việc vận động, tổ chức cho người lao động trực tiếp lao động sản xuất tham gia học tập nâng cao trình độ còn nhiều hạn chế.
Thứ ba, nội dung, phương thức hoạt động công đoàn ở nhiều nơi không theo kịp sự chuyển đổi của các loại hình doanh nghiệp. Đội ngũ cán bộ công đoàn vẫn còn một bộ phận chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của đoàn viên và hoạt động công đoàn.
Để đẩy mạnh các hoạt động công đoàn có hiệu quả, các cấp công đoàn cần thực hiện tốt các biện pháp cụ thể sau:
Một là, hoạt động công đoàn phải bám sát đường lối, quan điểm chỉ đạo của Đảng về thực hiện nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam nói chung và xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam nói riêng; đồng thời coi trọng công tác phối hợp với chính quyền, cơ quan hữu quan, các tổ chức chính trị - xã hội, người quản lý để tạo thành sức mạnh tổng hợp.
Hai là, thực hiện tốt các chức năng của công đoàn trong đó lấy chức năng bảo vệ lợi ích làm trung tâm. Hướng hoạt động công đoàn về cơ sở, chăm lo đời sống, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, phục vụ lợi ích thiết thân, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên và người lao động; tập trung củng cố, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh; nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
Ba là, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; chủ động xây dựng và thực hiện quy hoạch đội ngũ cán bộ công đoàn, chú ý bồi dưỡng cán bộ xuất thân, trưởng thành từ công nhân và hoạt động từ cơ sở.
Bốn là, luôn luôn cải tiến lề lối làm việc, giữ vững kỷ luật công tác, chống bệnh hành chính, hình thức đơn thuần trong hoạt động công đoàn; xác định rõ những việc trọng tâm, trọng điểm để tập trung chỉ đạo thực hiện; nâng cao chất lượng tham mưu cho Đảng, tham gia với Nhà nước xây dựng, bổ sung, sửa đổi các chính sách, pháp luật có liên quan trực tiếp đến đoàn viên, người lao động và tổ chức công đoàn.
Năm là, chú trọng công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về nội dung, phương thức hoạt động công đoàn. Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ và hợp tác của phong trào công nhân và công đoàn quốc tế, trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc và đường lối đối ngoại của Đảng./.
_____________________
(1) Ngô Thị Huệ, Trần Bạch Đằng, Dương Đình Thảo: Nguyễn Văn Linh hành trình cùng lịch sử, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 1999, tr. 296
(2) Ngô Thị Huệ, Trần Bạch Đằng, Dương Đình Thảo: Sđd, tr. 138
Việt Nam: 20 năm hợp tác, đồng hành và phát triển cùng ASEAN  (27/07/2015)
Hoa Kỳ sẵn sàng hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam  (27/07/2015)
Bộ trưởng Ngoại giao Brazil thăm, làm việc tại Việt Nam  (27/07/2015)
"Vinh quang Việt Nam" tôn vinh điển hình trong xây dựng đất nước  (27/07/2015)
Chủ tịch nước tiếp Đại diện IMF  (27/07/2015)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên