Bộ trưởng Ngoại giao Brazil thăm, làm việc tại Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Ngoại giao Brazil Mauro Luiz Vieira.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh chuyến thăm của Bộ trưởng Mauro Luiz Vieira và đánh giá cao kết quả hội đàm giữa Bộ trưởng Ngoại giao hai nước; cho rằng chuyến thăm sẽ là một đóng góp quan trọng tăng cường quan hệ song phương. Thủ tướng khẳng định Việt Nam coi trọng và mong muốn cùng Brazil nỗ lực thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực, đem lại lợi ích cho cả hai bên.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh lãnh đạo Việt Nam hoan nghênh chuyến thăm Việt Nam của bà Tổng thống Brazil vào cuối năm nay, đồng thời đề nghị các cơ quan hữu quan hai bên phối hợp chặt chẽ và tích cực chuẩn bị cho chuyến thăm này. Bên cạnh đó, hai bên cần nỗ lực thúc đẩy các cơ chế, thỏa thuận song phương đã có, đồng thời tiếp tục xây dựng các cơ chế và các thỏa thuận mới nhằm đẩy mạnh hơn nữa hợp tác giữa hai nước, nhất là kinh tế, thương mại, đầu tư. Hai bên cũng cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn đa phương và các tổ chức quốc tế, đóng góp vào hòa bình, ổn định, an ninh, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Thông báo kết quả hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Mauro Luiz Vieira cho biết, hai bên đã đạt đồng thuận và nhất trí trên tất cả các lĩnh vực hợp tác song phương, từ chính trị - ngoại giao đến kinh tế, thương mại, đầu tư. Trong đó, Brazil sẽ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường; tích cực đàm phán để sớm ký kết Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư; phấn đấu nâng kim ngạch thương mại hai chiều từ mức 3 tỷ USD năm 2014 lên 10 tỷ USD vào năm 2020.
Bộ trưởng Mauro Luiz Vieira bày tỏ rất kỳ vọng vào chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Tổng thống Brazil và lạc quan về triển vọng hợp tác giữa hai nước.
Ngoài ra, hai nước còn có thể thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực nông nghiệp, khoa học - công nghệ, quốc phòng - an ninh; hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm trong các lĩnh vực xã hội như y tế, giáo dục, an sinh xã hội và phân bổ thành quả tăng trưởng cho người dân.
Bộ trưởng Mauro Luiz Vieira cũng khẳng định Brazil sẵn sàng hợp tác, ủng hộ Việt Nam trên các diễn đàn đa phương và trong các tổ chức quốc tế. Ủng hộ Việt Nam ứng cử vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021.
Hội đàm giữa hai Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, Brazil
Quang cảnh Hội đàm.
Sáng 27-7, tại Nhà khách Chính phủ ở Hà Nội, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã chủ trì lễ đón và hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Brazil M. L.Vieira.
Tham dự các hoạt động trên có Đại sứ Brazil tại Việt Nam Marco Antonio Diniz và một số cán bộ ngoại giao hai nước.
Tại cuộc hội đàm, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh chúc mừng Brazil có vai trò và vị thế ngày càng gia tăng ở khu vực và trên trường quốc tế; khẳng định Việt Nam mong muốn tiếp tục tăng cường mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước, trên tinh thần đó, lãnh đạo cấp cao Việt Nam hoan nghênh Tổng thống Dilma Rousseff dự kiến thăm chính thức Việt Nam vào cuối năm nay, coi đó là sự kiện quan trọng và tạo xung lực mới, đưa mối quan hệ song phương ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả.
Bộ trưởng M.L.Vieira bày tỏ ngưỡng mộ truyền thống lịch sử và các thành tựu đổi mới to lớn của nhân dân Việt Nam; khẳng định Brazil coi Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á, điều này thể hiện qua sự quan tâm và chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Tổng thống D.Rousseff.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh và Bộ trưởng M.L.Vieira nhất trí đánh giá quan hệ song phương thời gian qua đạt được những bước phát triển tích cực, nổi bật là giá trị trao đổi thương mại hai chiều năm 2014 đạt mức kỷ lục 3,35 tỷ USD, tăng 40% so với năm 2013, là tiền đề thuận lợi cho mục tiêu đạt mức 10 tỷ USD vào năm 2020 hoặc cao hơn. Tuy vậy, hai bên cho rằng hợp tác kinh tế và đầu tư song phương còn hết sức khiêm tốn, chưa phản ánh đúng quy mô và tiềm lực của mỗi nền kinh tế, cũng như tiềm năng hợp tác to lớn của Việt Nam và Brazil, nhất là trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chế tạo và chế biến, năng lượng và nhiên liệu sạch, công nghệ sinh học, hàng không, xây dựng hạ tầng cơ sở...
Theo đó, hai bên thống nhất thúc đẩy các bộ, ngành hai nước sớm triển khai công tác chuẩn bị nhằm đảm bảo thành công cho chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống D.Rousseff; tổ chức Khóa họp III Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - Brazil về Hợp tác Kinh tế - Thương mại và Khoa học kỹ thuật tại Việt Nam trong năm 2015; xúc tiến đàm phán đi đến ký kết các Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, tránh đánh thuế song trùng, cũng như các văn kiện hợp tác trên các lĩnh vực nông nghiệp, kỹ thuật, giáo dục, vận tải biển, du lịch… nhằm từng bước hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động hợp tác song phương; đồng thời, Chính phủ hai nước tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp hai bên tiếp cận thị trường của nhau, thiết lập quan hệ đối tác và làm ăn trực tiếp.
Về hợp tác đa phương, hai bên đánh giá cao mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa hai nước tại các tổ chức quốc tế và diễn đàn đa phương, nhất là tại Liên hợp quốc và các cơ quan/tổ chức trực thuộc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); ngoài ra, hai nước sẽ tiếp tục tăng cường phối hợp trên các lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng tài nguyên nước...
Nhân dịp này, Bộ trưởng M.L.Vieira khẳng định Brazil ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021 và Hội đồng Chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2015-2019; đồng thời, đề xuất hai bên sớm tiến hành một số biện pháp kỹ thuật nhằm tạo cơ sở cho việc Brazil công nhận Quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam.
Bộ trưởng Ngoại giao hai nước cũng trao đổi về tình hình khu vực và quốc tế cùng quan tâm; khẳng định Việt Nam và Brazil ủng hộ lẫn nhau tăng cường quan hệ hợp tác ở Đông Nam Á và Mỹ Latinh, cũng như cùng thúc đẩy phát triển hợp tác giữa hai khu vực thông qua các kênh quan hệ của ASEAN với Liên minh các Quốc gia Nam Mỹ (UNASUR) và Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), cũng như trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Đông Á - Mỹ Latinh (FEALAC). Hai bên chia sẻ lập trường ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp chủ quyền thông qua đối thoại và các biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982)./.
"Vinh quang Việt Nam" tôn vinh điển hình trong xây dựng đất nước  (27/07/2015)
Chủ tịch nước tiếp Đại diện IMF  (27/07/2015)
Việt Nam, New Zealand tăng cường hợp tác nông nghiệp, an toàn thực phẩm  (27/07/2015)
Giao lưu hữu nghị truyền thống giữa Ban Đối ngoại Việt Nam-Lào  (27/07/2015)
Các hoạt động nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ tại các địa phương  (27/07/2015)
Thúc đẩy hợp tác kinh tế xuyên biên giới Việt Nam-Campuchia-Lào  (27/07/2015)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay