Tọa đàm về vấn đề Biển Đông tại Australia và Ba Lan
21:52, ngày 12-06-2015
TCCSĐT - Trong hai ngày 10 và 11-6, tại Australia và Ba Lan đã diễn ra tọa đàm với chủ đề về Biển Đông. Sự kiện này đã thu hút sự tham gia của đông đảo giới báo chí, chính khách, học giả, trí thức và cộng đồng người Việt tại nước sở tại quan tâm đến những diễn biến gần đây tại khu vực Biển Đông.
Ngày 10-6, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc phòng thuộc Đại học Quốc gia Australia (ANU) đã tổ chức buổi tọa đàm về chủ đề Việt Nam và các tranh chấp tại Biển Đông. Đông đảo giảng viên, học giả và sinh viên quốc tế quan tâm đã đến tham dự.
Tại buổi tọa đàm, anh Đỗ Thanh Hải, một nghiên cứu sinh Việt Nam tại Australia đã trình bày các kết quả chính trong luận án nghiên cứu sinh sắp hoàn thành, theo đó nêu rõ cơ sở lịch sử và pháp lý của những tuyên bố chủ quyền và vùng biển của Việt Nam, đồng thời giải thích cách tiếp cận của Việt Nam với việc quản lý và giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông trong giai đoạn 1991-2011. Theo diễn giả, Việt Nam có lập luận pháp lý xác đáng và nhiều cứ liệu lịch sử đáng tin cậy để chứng minh nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ đã tuyên bố chủ quyền và quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam cũng dần điều chỉnh và làm sáng tỏ các yêu sách về các vùng biển phù hợp với các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
Các học giả, nhà nghiên cứu tham gia tọa đàm đã nêu nhiều vấn đề liên quan đến tình hình Biển Đông, cũng như biện pháp ứng phó của Việt Nam. Nhiều học giả khác cũng nêu vấn đề quan tâm liên quan đến chính sách của Việt Nam và nhận được giải đáp thuyết phục từ diễn giả.
Các thảo luận tại buổi tọa đàm này chứng tỏ giới học thuật Australia nói chung và tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc phòng nói riêng hết sức quan tâm đến tình hình khu vực và cách tiếp cận của Việt Nam đối với vấn đề Biển Đông.
Ngày 11-6 tại trụ sở báo Gazeta – Wyborcza ở Warsaw (Ba Lan) đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề về Biển Đông.
Chủ trì và phát biểu mở đầu buổi tọa đàm, nhà báo Rafal Tomanski thuộc báo Rzeczpospilta đã điểm lại các hành động gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông, từ việc hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 tại vùng biển của Việt Nam đến việc xây dựng đảo nhân tạo và củng cố, mở rộng các đảo. Nhà báo này cho rằng hành động xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như củng cố, mở rộng một số đảo chiếm đóng bất hợp pháp của Việt Nam là trái với luật pháp quốc tế, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Ông khẳng định sự phá vỡ nguyên trạng các đảo này sẽ tác động tiêu cực tới an ninh, ổn định ở khu vực và thế giới. Nhà báo Rafal Tomanski hoan nghênh việc kênh truyền hình Mỹ CNN gần đây công bố các hình ảnh về việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo và bồi đắp, mở rộng các đảo trên Biển Đông, chỉ trích việc làm sai trái của Trung Quốc.
Giáo sư, Tiến sỹ về quan hệ quốc tế Malgorzata Pietrasiak thuộc Đại học Tổng hợp Lodz, sau khi phân tích cơ sở khoa học về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã đưa ra kết luận: Việt Nam có chứng cứ pháp lý, lịch sử trong việc khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo này. Cựu nghị sỹ Ba Lan Piotr Gadzinowski đánh giá các hành động gần đây trên Biển Đông là nằm trong toan tính và chiến lược lâu dài của Trung Quốc.
Tham luận của Tiến sỹ địa chất học Anna Wysocka ở Trường Đại học Tổng hợp Warsaw, người đã có nhiều năm nghiên cứu về địa chất học tại vùng Biển Đông, gây được sự chú ý tại cuộc tọa đàm. Trên cơ sở phân tích đặc điểm địa chất học tại Biển Đông và phương thức xây dựng đảo nhân tạo, Tiến sỹ Anna Wysocka đánh giá việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo cũng như bồi đắp, mở rộng một số đảo đang làm ảnh hưởng lớn đến cấu tạo địa chất cũng như môi trường sống tự nhiên trên Biển Đông.
Dịch giả Nguyễn Văn Thái khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam. Cộng đồng người Việt ở nước ngoài nói chung, tại Ba Lan nói riêng, sẽ tiếp tục góp sức để đấu tranh, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng này.
Nhà báo Rafal Tomanski là tác giả nhiều cuốn sách nghiên cứu về châu Á, gần đây đã xuất bản cuốn sách “Skosnym - Okiem” (Mắt xiên), tập hợp các bài báo về châu Á của nhà báo này được đăng trên nhật báo Rzeczpospolita trong năm 2014. Trong các bài viết, nhà báo Rafal Tomanski đã đặc biệt chú ý tới các sự kiện trên Biển Đông, chỉ trích Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 trái phép tại vùng biển Việt Nam, bắn tàu cá của ngư dân Việt Nam, xây dựng đảo nhân tạo và bồi đắp, cải tạo, mở rộng các đảo bất hợp pháp.
Buổi tọa đàm về Biển Đông đã thành công, thu hút sự quan tâm rộng rãi của báo chí, giới trí thức, chính khách, ngoại giao và cộng đồng người Việt tại Ba Lan./
Tại buổi tọa đàm, anh Đỗ Thanh Hải, một nghiên cứu sinh Việt Nam tại Australia đã trình bày các kết quả chính trong luận án nghiên cứu sinh sắp hoàn thành, theo đó nêu rõ cơ sở lịch sử và pháp lý của những tuyên bố chủ quyền và vùng biển của Việt Nam, đồng thời giải thích cách tiếp cận của Việt Nam với việc quản lý và giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông trong giai đoạn 1991-2011. Theo diễn giả, Việt Nam có lập luận pháp lý xác đáng và nhiều cứ liệu lịch sử đáng tin cậy để chứng minh nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ đã tuyên bố chủ quyền và quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam cũng dần điều chỉnh và làm sáng tỏ các yêu sách về các vùng biển phù hợp với các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
Các học giả, nhà nghiên cứu tham gia tọa đàm đã nêu nhiều vấn đề liên quan đến tình hình Biển Đông, cũng như biện pháp ứng phó của Việt Nam. Nhiều học giả khác cũng nêu vấn đề quan tâm liên quan đến chính sách của Việt Nam và nhận được giải đáp thuyết phục từ diễn giả.
Các thảo luận tại buổi tọa đàm này chứng tỏ giới học thuật Australia nói chung và tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc phòng nói riêng hết sức quan tâm đến tình hình khu vực và cách tiếp cận của Việt Nam đối với vấn đề Biển Đông.
Ngày 11-6 tại trụ sở báo Gazeta – Wyborcza ở Warsaw (Ba Lan) đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề về Biển Đông.
Chủ trì và phát biểu mở đầu buổi tọa đàm, nhà báo Rafal Tomanski thuộc báo Rzeczpospilta đã điểm lại các hành động gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông, từ việc hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 tại vùng biển của Việt Nam đến việc xây dựng đảo nhân tạo và củng cố, mở rộng các đảo. Nhà báo này cho rằng hành động xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như củng cố, mở rộng một số đảo chiếm đóng bất hợp pháp của Việt Nam là trái với luật pháp quốc tế, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Ông khẳng định sự phá vỡ nguyên trạng các đảo này sẽ tác động tiêu cực tới an ninh, ổn định ở khu vực và thế giới. Nhà báo Rafal Tomanski hoan nghênh việc kênh truyền hình Mỹ CNN gần đây công bố các hình ảnh về việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo và bồi đắp, mở rộng các đảo trên Biển Đông, chỉ trích việc làm sai trái của Trung Quốc.
Giáo sư, Tiến sỹ về quan hệ quốc tế Malgorzata Pietrasiak thuộc Đại học Tổng hợp Lodz, sau khi phân tích cơ sở khoa học về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã đưa ra kết luận: Việt Nam có chứng cứ pháp lý, lịch sử trong việc khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo này. Cựu nghị sỹ Ba Lan Piotr Gadzinowski đánh giá các hành động gần đây trên Biển Đông là nằm trong toan tính và chiến lược lâu dài của Trung Quốc.
Tham luận của Tiến sỹ địa chất học Anna Wysocka ở Trường Đại học Tổng hợp Warsaw, người đã có nhiều năm nghiên cứu về địa chất học tại vùng Biển Đông, gây được sự chú ý tại cuộc tọa đàm. Trên cơ sở phân tích đặc điểm địa chất học tại Biển Đông và phương thức xây dựng đảo nhân tạo, Tiến sỹ Anna Wysocka đánh giá việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo cũng như bồi đắp, mở rộng một số đảo đang làm ảnh hưởng lớn đến cấu tạo địa chất cũng như môi trường sống tự nhiên trên Biển Đông.
Dịch giả Nguyễn Văn Thái khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam. Cộng đồng người Việt ở nước ngoài nói chung, tại Ba Lan nói riêng, sẽ tiếp tục góp sức để đấu tranh, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng này.
Nhà báo Rafal Tomanski là tác giả nhiều cuốn sách nghiên cứu về châu Á, gần đây đã xuất bản cuốn sách “Skosnym - Okiem” (Mắt xiên), tập hợp các bài báo về châu Á của nhà báo này được đăng trên nhật báo Rzeczpospolita trong năm 2014. Trong các bài viết, nhà báo Rafal Tomanski đã đặc biệt chú ý tới các sự kiện trên Biển Đông, chỉ trích Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 trái phép tại vùng biển Việt Nam, bắn tàu cá của ngư dân Việt Nam, xây dựng đảo nhân tạo và bồi đắp, cải tạo, mở rộng các đảo bất hợp pháp.
Buổi tọa đàm về Biển Đông đã thành công, thu hút sự quan tâm rộng rãi của báo chí, giới trí thức, chính khách, ngoại giao và cộng đồng người Việt tại Ba Lan./
Lạng Sơn phát huy thế mạnh là tỉnh có cửa khẩu quốc tế  (12/06/2015)
Lạng Sơn phát huy thế mạnh là tỉnh có cửa khẩu quốc tế  (12/06/2015)
Kỷ niệm 40 năm Ngày Độc lập của Mô-dăm-bích và 40 năm Việt Nam - Mô-dăm-bích thiết lập quan hệ ngoại giao  (11/06/2015)
Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2015: thách thức đối với các nước đang phát triển  (11/06/2015)
Quốc hội bắt đầu tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn  (11/06/2015)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên