Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm bảo đảm an ninh lương thực với ASEAN
Hội nghị có sự tham dự của đại diện Ban Thư ký ASEAN, các nước thành viên ASEAN, cùng đại diện các tổ chức quốc tế như Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Hệ thống an ninh lương thực ASEAN (AFSIS) và Quỹ Dự trữ lương thực khẩn cấp ASEAN+3 (APTERR).
Đây là hội nghị thường niên được tổ chức luân phiên tại các nước ASEAN. Hội nghị AFSRB lần thứ 35 tại Malaysia, nước Chủ tịch ASEAN 2015, tập trung vào các nội dung chính về ổn định giá cả lương thực, tăng cường cơ sở sản xuất và cơ hội thương mại lương thực trong dài hạn trong các nước ASEAN.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã chia sẻ và trao đổi thông tin về tình hình lương thực trên thế giới và khu vực Đông Nam Á, các chính sách, chương trình liên quan tới an ninh lương thực quốc gia, các vấn đề về sản xuất, dự trữ và tiêu thụ, cũng như những nội dung cụ thể của các ngành hàng, như lúa gạo, ngô, đậu tương và mía đường.
Hội nghị cũng tập trung thảo luận những vấn đề được nêu ra tại cuộc họp các quan chức cao cấp trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Nông - Lâm nghiệp ASEAN lần thứ 35, Hội nghị cấp cao ASEAN và các nước đối thoại đối tác, và Kế hoạch hành động chiến lược về an ninh lương thực trong khu vực ASEAN (SPA-FS) cho giai đoạn 2015 - 2020.
Sau khi đánh giá kết quả hoạt động năm 2014 của AFSRB, APTERR, AFSIS, Hội nghị đã bàn thảo phương hướng và mục tiêu hoạt động của AFSRB trong những năm tới trên cơ sở tăng cường liên kết giữa các tổ chức trong ASEAN và đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức bên ngoài khối như FAO, OECD và ADB.
Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị đã tích cực chia sẻ thông tin, trao đổi kinh nghiệm bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trong thời gian qua và kế hoạch hành động và chiến lược an ninh lương thực của Việt Nam trong những năm tới, đồng thời đóng góp ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của AFSRB, như tăng cường trao đổi thông tin về các ngành hàng, đẩy mạnh hợp tác và tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế liên quan cả về kỹ thuật và tài chính./.
Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác giữa hai Quốc hội Việt Nam - Bồ Đào Nha  (04/06/2015)
Quốc hội thảo luận dự án Luật An toàn thông tin, Luật Tố tụng hành chính (sửa đổi) và Luật Thống kê (sửa đổi)  (04/06/2015)
Hợp tác quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ đang đạt nội dung thực chất  (04/06/2015)
Bàn giao Trung tâm dạy tiếng Việt Nam cho nhân dân tỉnh Houaphan  (04/06/2015)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên