Chủ tịch nước sẽ tham dự Hội nghị Cấp cao Á - Phi ở Indonesia
23:35, ngày 17-04-2015
Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Indonesia Joko Widodo, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao Á - Phi tại thủ đô Jakarta từ ngày 22 đến ngày 23-4.
Sau đó, Chủ tịch nước sẽ tham dự Lễ kỷ niệm 60 năm Hội nghị Bandung 1955 và 10 năm Quan hệ đối tác chiến lược mới Á - Phi tại thành phố Bandung, Indonesia ngày 24-4.
Hội nghị Á - Phi (ACC) đã được tổ chức lần đầu tiên ở Bandung, Tây Java, Indonesia, từ ngày 18 đến ngày 24-4-1955, theo sáng kiến của Indonesia, Myanmar, Sri Lanka, Ấn Độ và Pakistan. Nó được xem như một biểu tượng về sự hồi sinh của các quốc gia châu Á và châu Phi.
Sự kiện này đã tạo động lực đưa đến những biến đổi to lớn trên bản đồ chính trị thế giới với sự ra đời của một loạt các quốc gia độc lập ở châu Á và châu Phi, tạo tiền đề cho sự ra đời Phong trào Không liên kết và hợp tác Nam - Nam trong những thập kỷ qua. 29 nước đại diện cho hơn một nửa dân số thế giới đã tham dự hội nghị và nhất trí tuyên bố thúc đẩy kinh tế và hợp tác văn hóa Á - Phi, chống lại chủ nghĩa thực dân.
Hội nghị Bandung đã mang một ý nghĩa quan trọng, đánh dấu thời điểm các quốc gia châu Á và châu Phi bắt đầu bước lên vũ đài chính trị quốc tế, tham gia tích cực vào việc giải quyết những vấn đề chung của khu vực và thế giới.
Để tạo nên sự thành công của Lễ kỷ niệm lần thứ 60 Hội nghị Á - Phi cùng các sự kiện liên quan, Indonesia đã gửi lời mời đến 109 quốc gia châu Á và châu Phi cùng 17 nước quan sát viên và 25 tổ chức quốc tế tham dự các sự kiện quan trọng này.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Indonesia Arrmanatha Nasir, chương trình nghị sự của các sự kiện kỷ niệm 60 năm Hội nghị Á - Phi sẽ bao gồm một cuộc họp quan chức cấp cao của các nước châu Á và châu Phi được tổ chức vào ngày 19-4.
Hội nghị cấp Bộ trưởng vào ngày 20-4 và Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Á - Phi vào ngày 21 và 22-4.
Tổng cộng có 20 sự kiện đã được lên kế hoạch tổ chức trong dịp này. Các diễn đàn thảo luận trong chuỗi sự kiện Á - Phi sẽ tập trung tăng cường hợp tác giữa hai châu lục cả về chính trị, văn hóa xã hội và các vấn đề kinh tế./.
Hội nghị Á - Phi (ACC) đã được tổ chức lần đầu tiên ở Bandung, Tây Java, Indonesia, từ ngày 18 đến ngày 24-4-1955, theo sáng kiến của Indonesia, Myanmar, Sri Lanka, Ấn Độ và Pakistan. Nó được xem như một biểu tượng về sự hồi sinh của các quốc gia châu Á và châu Phi.
Sự kiện này đã tạo động lực đưa đến những biến đổi to lớn trên bản đồ chính trị thế giới với sự ra đời của một loạt các quốc gia độc lập ở châu Á và châu Phi, tạo tiền đề cho sự ra đời Phong trào Không liên kết và hợp tác Nam - Nam trong những thập kỷ qua. 29 nước đại diện cho hơn một nửa dân số thế giới đã tham dự hội nghị và nhất trí tuyên bố thúc đẩy kinh tế và hợp tác văn hóa Á - Phi, chống lại chủ nghĩa thực dân.
Hội nghị Bandung đã mang một ý nghĩa quan trọng, đánh dấu thời điểm các quốc gia châu Á và châu Phi bắt đầu bước lên vũ đài chính trị quốc tế, tham gia tích cực vào việc giải quyết những vấn đề chung của khu vực và thế giới.
Để tạo nên sự thành công của Lễ kỷ niệm lần thứ 60 Hội nghị Á - Phi cùng các sự kiện liên quan, Indonesia đã gửi lời mời đến 109 quốc gia châu Á và châu Phi cùng 17 nước quan sát viên và 25 tổ chức quốc tế tham dự các sự kiện quan trọng này.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Indonesia Arrmanatha Nasir, chương trình nghị sự của các sự kiện kỷ niệm 60 năm Hội nghị Á - Phi sẽ bao gồm một cuộc họp quan chức cấp cao của các nước châu Á và châu Phi được tổ chức vào ngày 19-4.
Hội nghị cấp Bộ trưởng vào ngày 20-4 và Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Á - Phi vào ngày 21 và 22-4.
Tổng cộng có 20 sự kiện đã được lên kế hoạch tổ chức trong dịp này. Các diễn đàn thảo luận trong chuỗi sự kiện Á - Phi sẽ tập trung tăng cường hợp tác giữa hai châu lục cả về chính trị, văn hóa xã hội và các vấn đề kinh tế./.
Bế mạc Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách  (17/04/2015)
Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 11 về kết nối kinh tế Việt Nam - Singapore  (17/04/2015)
Australia quan ngại hoạt động cải tạo của Trung Quốc ở Biển Đông  (17/04/2015)
Đa dạng cơ cấu cây trồng, vật nuôi - Hướng đi hiệu quả trong phát triển nông nghiệp ở huyện Khoái Châu  (17/04/2015)
Đổi mới tư duy về tăng trưởng và phát triển nông nghiệp  (17/04/2015)
EU đánh giá cao tiềm năng năng lượng đại dương của Việt Nam  (17/04/2015)
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên