Kết quả hoạt động của Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra trong quý I-2015
08:20, ngày 16-04-2015
TCCSĐT - Ngày 15-4-2015, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức họp báo thông tin về kết quả thanh tra quý I-2015. Các Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng và Ngô Văn Khánh chủ trì cuộc họp.
Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, quý I-2015, toàn ngành đã triển khai 1.480 cuộc thanh tra hành chính và 32.897 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua quá trình thanh tra chấn chỉnh quản lý, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực; toàn ngành đã phát hiện vi phạm về kinh tế 3.503,9 tỷ đồng, 57,7ha đất; kiến nghị và thu hồi về ngân sách nhà nước 1.990,7 tỷ đồng, 54,9ha đất; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý 1.513,2 tỷ đồng, 2,8ha đất; xử phạt vi phạm hành chính 138,3 tỷ đồng; kiến nghị xử lý hành chính đối với 130 tập thể, 186 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 20 vụ việc, 31 đối tượng.
Trong đó, Thanh tra Chính phủ ban hành kết luận 10 cuộc thanh tra, 02 kết luận kiểm tra; xây dựng báo cáo và hoàn thiện 11 kết luận thanh tra, 01 kết luận kiểm tra; tiếp tục tiến hành 13 cuộc thanh tra. Qua kết luận 10 cuộc thanh tra, đã phát hiện sai phạm về kinh tế số tiền 683,5 tỷ đồng, 18ha đất; kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 252 tỷ đồng, 18ha đất; kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý số tiền 431,5 tỷ đồng; kiến nghị tổ chức kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có vi phạm; chuyển cơ quan điều tra 06 vụ, 07 tổ chức, cá nhân.
Toàn ngành đã tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 673 kết luận và quyết định xử lý về thanh tra, thu hồi và xử lý khác 372,2 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 41%). Về công tác phòng, chống tham nhũng, ngành Thanh tra đã phát hiện 07 vụ, 09 đối tượng có hành vi tham nhũng và liên quan đến tham nhũng với số tiền 27,5 tỷ đồng; kiến nghị thu hồi 9,3 tỷ đồng; kiến nghị xử lý hành chính 09 cá nhân; kiến nghị xử lý hình sự 06 vụ, 07 đối tượng.
Tính trong quý I/2015, cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã tiếp 79.425 lượt công dân với 37.738 vụ việc; xử lý 32.963 đơn đủ điều kiện/55.422 đơn đã tiếp nhận; giải quyết 6.299 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, trách nhiệm được giao, đạt tỷ lệ trên 55%. Theo báo cáo của Thanh tra, trong quý II/2015, công tác thanh tra sẽ tập trung vào việc ban hành kết luận các cuộc thanh tra đã kết thúc; chú trọng thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm và khi được giao; tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; đẩy mạnh công tác giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra; thực hiện tốt công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư; nâng cao chất lượng quyết định, kết luận giải quyết khiếu nại, tố cáo; đôn đốc các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan chỉ đạo hoàn thành việc kê khai và tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả kê khai tài sản, thu nhập năm 2014; phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc cung cấp thông tin và phát hiện, xử lý tham nhũng...
* Giải đáp về việc Thanh tra Chính phủ có thành lập đoàn thanh tra kiểm tra việc cải tạo, thay thế cây xanh ở Hà Nội hay không, Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng khẳng định: ngày 13-4-2015, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã có báo cáo gửi Thanh tra Chính phủ về dự án cải tạo, thay thế cây xanh. Đây là dự án cải tạo, thay thế cây xanh trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã được các cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật. Nội hàm là thay thế những cây bị sâu mọt, cong vênh, dễ có khả năng bị đổ gãy trong thời tiết mưa bão, làm phương hại đến môi trường. Vấn đề là tổ chức thực hiện đã đúng chưa, cần có một cơ quan đánh giá. Hà Nội đang chỉ đạo rất quyết liệt, thành lập đoàn thanh tra liên ngành về vấn đề này.
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh đã yêu cầu đoàn thanh tra phải làm chính xác, khách quan, khẩn trương, đúng pháp luật để trả lời cho công luận bởi đây là vấn đề nhân dân rất quan tâm. Thanh tra Chính phủ đã cử một đơn vị theo sát vụ việc này để tất cả đánh giá, kết luận đều khách quan, chính xác. Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng nhấn mạnh, những gì đúng chúng ta cần ủng hộ, những điều gì sai chúng ta cần lên án và xử lý theo quy định của pháp luật.
Trước đó, liên quan đến việc chặt hạ cây xanh trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản số 573/TTCP-C.I gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội sớm chỉ đạo việc tiến hành thanh tra, kiểm tra làm rõ về chủ trương, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt dự án; việc tổ chức thực hiện dự án; kết luận thanh tra rõ ràng, khách quan, xử lý nghiêm những sai phạm của tổ chức, cá nhân liên quan theo đúng quy định pháp luật. Công văn cũng nêu rõ Tổng Thanh tra Chính phủ đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố có biện pháp ngăn chặn kịp thời việc đốn hạ cây xanh tương tự có thể xảy ra; thực hiện nghiêm túc việc bảo vệ cây xanh trên đia bàn thành phố theo quy định Luật Thủ đô và quy định pháp luật có liên quan. Kết quả thực hiện báo cáo về Tổng Thanh tra Chính phủ trước ngày 15-4-2015.
** Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc mới đây, một số tờ báo trích dẫn thông báo kết luận thanh tra đối với một số trường đại học, trong đó, Thanh tra Chính phủ đã cho rằng Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh chưa làm đúng các quy định về đào tạo thạc sỹ, cụ thể là chưa bảo đảm điều kiện ngoại ngữ, điều kiện kinh nghiệm công tác và không làm luận văn tốt nghiệp. Tuy nhiên, trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đã phản ánh rằng kết luận thanh tra như vậy là chưa đúng, gây hiểu lầm trong dư luận về đào tạo sau đại học của nhà trường. Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng cho biết, thực hiện kế hoạch thanh tra năm 2014 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Thanh tra Chính phủ đã thành lập đoàn thanh tra trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo và 05 trường đại học gồm Đại học Huế, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Đại học Vinh, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh trong việc tổ chức và thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25-4-2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Thanh tra Chính phủ đã có kết luận gửi Thủ tướng Chính phủ. Kết luận thanh tra đã được công khai tại Bộ Giáo dục và Đào tạo; đồng thời trong ngày 15-4, kết luận thanh tra cũng được công khai tại 05 đơn vị sự nghiệp trực thuộc trên.
Phó Tổng Thanh tra nêu rõ, liên quan đến việc đào tạo thạc sỹ tại Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh cần nhấn mạnh rằng đây là liên kết đào tạo thạc sỹ chứ không phải đào tạo trong nước, vì vậy có thông tin gộp chung cả đào tạo thạc sỹ trong nước và cả liên kết đào tạo là không chính xác. Thông tin Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh sai phạm trong đào tạo thạc sỹ cũng chưa chính xác. Về đào tạo thạc sỹ trong nước, quy định của Việt Nam yêu cầu phải có luận văn tốt nghiệp. Nhưng ở nước ngoài lại chia làm hai loại. Loại thứ nhất là thạc sỹ nghiên cứu, bắt buộc phải có luận văn tốt nghiệp. Nhưng loại thứ hai là thạc sỹ nghề (hay thạc sỹ thực hành) không bắt buộc phải làm luận văn mà chỉ cần làm báo cáo tốt nghiệp. Đây là điểm chưa tương thích giữa Việt Nam và một số nước khác. Tại Đại học Quốc gia và một số trường đại học liên kết đào tạo được thanh tra trong thời gian qua đều có việc này. Để xử lý sự chưa tương thích giữa pháp luật Việt Nam và luật pháp của nước tham gia liên kết đào tạo, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét việc công nhận hay không công nhận vấn đề này để bảo đảm quyền lợi của người học và kỷ cương pháp luật. Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với kiến nghị của Thanh tra Chính phủ; Bộ Giáo dục và Đào tạo đang thực hiện việc này.
*** Liên quan đến việc Tổng Thanh tra Chính phủ đã cùng lãnh đạo Thành phố Hà Nội tiếp công dân và Tổng Thanh tra Chính phủ đã đề nghị chủ đầu tư phải tiến hành tháo gỡ tầng 30 của tòa nhà chung cư 93 Lò Đúc nhưng chủ đầu tư đang làm đơn khiếu nại, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng khẳng định: về nguyên tắc là người ta có quyền kiến nghị, và cơ quan có trách nhiệm phải xem xét kiến nghị. Thanh tra Chính phủ sẽ giao các đơn vị chức năng phối hợp với Hà Nội làm rõ kiến nghị của nhà đầu tư này để có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận.
Cũng tại họp báo, Thanh tra Chính phủ đã giải đáp các câu hỏi liên quan đến việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu có hành vi tham nhũng; kiến nghị sửa đổi về thu hồi tài sản tham nhũng trong Bộ Luật Hình sự.../.
Trong đó, Thanh tra Chính phủ ban hành kết luận 10 cuộc thanh tra, 02 kết luận kiểm tra; xây dựng báo cáo và hoàn thiện 11 kết luận thanh tra, 01 kết luận kiểm tra; tiếp tục tiến hành 13 cuộc thanh tra. Qua kết luận 10 cuộc thanh tra, đã phát hiện sai phạm về kinh tế số tiền 683,5 tỷ đồng, 18ha đất; kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 252 tỷ đồng, 18ha đất; kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý số tiền 431,5 tỷ đồng; kiến nghị tổ chức kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có vi phạm; chuyển cơ quan điều tra 06 vụ, 07 tổ chức, cá nhân.
Toàn ngành đã tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 673 kết luận và quyết định xử lý về thanh tra, thu hồi và xử lý khác 372,2 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 41%). Về công tác phòng, chống tham nhũng, ngành Thanh tra đã phát hiện 07 vụ, 09 đối tượng có hành vi tham nhũng và liên quan đến tham nhũng với số tiền 27,5 tỷ đồng; kiến nghị thu hồi 9,3 tỷ đồng; kiến nghị xử lý hành chính 09 cá nhân; kiến nghị xử lý hình sự 06 vụ, 07 đối tượng.
Tính trong quý I/2015, cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã tiếp 79.425 lượt công dân với 37.738 vụ việc; xử lý 32.963 đơn đủ điều kiện/55.422 đơn đã tiếp nhận; giải quyết 6.299 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, trách nhiệm được giao, đạt tỷ lệ trên 55%. Theo báo cáo của Thanh tra, trong quý II/2015, công tác thanh tra sẽ tập trung vào việc ban hành kết luận các cuộc thanh tra đã kết thúc; chú trọng thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm và khi được giao; tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; đẩy mạnh công tác giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra; thực hiện tốt công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư; nâng cao chất lượng quyết định, kết luận giải quyết khiếu nại, tố cáo; đôn đốc các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan chỉ đạo hoàn thành việc kê khai và tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả kê khai tài sản, thu nhập năm 2014; phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc cung cấp thông tin và phát hiện, xử lý tham nhũng...
* Giải đáp về việc Thanh tra Chính phủ có thành lập đoàn thanh tra kiểm tra việc cải tạo, thay thế cây xanh ở Hà Nội hay không, Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng khẳng định: ngày 13-4-2015, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã có báo cáo gửi Thanh tra Chính phủ về dự án cải tạo, thay thế cây xanh. Đây là dự án cải tạo, thay thế cây xanh trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã được các cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật. Nội hàm là thay thế những cây bị sâu mọt, cong vênh, dễ có khả năng bị đổ gãy trong thời tiết mưa bão, làm phương hại đến môi trường. Vấn đề là tổ chức thực hiện đã đúng chưa, cần có một cơ quan đánh giá. Hà Nội đang chỉ đạo rất quyết liệt, thành lập đoàn thanh tra liên ngành về vấn đề này.
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh đã yêu cầu đoàn thanh tra phải làm chính xác, khách quan, khẩn trương, đúng pháp luật để trả lời cho công luận bởi đây là vấn đề nhân dân rất quan tâm. Thanh tra Chính phủ đã cử một đơn vị theo sát vụ việc này để tất cả đánh giá, kết luận đều khách quan, chính xác. Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng nhấn mạnh, những gì đúng chúng ta cần ủng hộ, những điều gì sai chúng ta cần lên án và xử lý theo quy định của pháp luật.
Trước đó, liên quan đến việc chặt hạ cây xanh trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản số 573/TTCP-C.I gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội sớm chỉ đạo việc tiến hành thanh tra, kiểm tra làm rõ về chủ trương, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt dự án; việc tổ chức thực hiện dự án; kết luận thanh tra rõ ràng, khách quan, xử lý nghiêm những sai phạm của tổ chức, cá nhân liên quan theo đúng quy định pháp luật. Công văn cũng nêu rõ Tổng Thanh tra Chính phủ đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố có biện pháp ngăn chặn kịp thời việc đốn hạ cây xanh tương tự có thể xảy ra; thực hiện nghiêm túc việc bảo vệ cây xanh trên đia bàn thành phố theo quy định Luật Thủ đô và quy định pháp luật có liên quan. Kết quả thực hiện báo cáo về Tổng Thanh tra Chính phủ trước ngày 15-4-2015.
** Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc mới đây, một số tờ báo trích dẫn thông báo kết luận thanh tra đối với một số trường đại học, trong đó, Thanh tra Chính phủ đã cho rằng Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh chưa làm đúng các quy định về đào tạo thạc sỹ, cụ thể là chưa bảo đảm điều kiện ngoại ngữ, điều kiện kinh nghiệm công tác và không làm luận văn tốt nghiệp. Tuy nhiên, trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đã phản ánh rằng kết luận thanh tra như vậy là chưa đúng, gây hiểu lầm trong dư luận về đào tạo sau đại học của nhà trường. Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng cho biết, thực hiện kế hoạch thanh tra năm 2014 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Thanh tra Chính phủ đã thành lập đoàn thanh tra trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo và 05 trường đại học gồm Đại học Huế, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Đại học Vinh, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh trong việc tổ chức và thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25-4-2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Thanh tra Chính phủ đã có kết luận gửi Thủ tướng Chính phủ. Kết luận thanh tra đã được công khai tại Bộ Giáo dục và Đào tạo; đồng thời trong ngày 15-4, kết luận thanh tra cũng được công khai tại 05 đơn vị sự nghiệp trực thuộc trên.
Phó Tổng Thanh tra nêu rõ, liên quan đến việc đào tạo thạc sỹ tại Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh cần nhấn mạnh rằng đây là liên kết đào tạo thạc sỹ chứ không phải đào tạo trong nước, vì vậy có thông tin gộp chung cả đào tạo thạc sỹ trong nước và cả liên kết đào tạo là không chính xác. Thông tin Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh sai phạm trong đào tạo thạc sỹ cũng chưa chính xác. Về đào tạo thạc sỹ trong nước, quy định của Việt Nam yêu cầu phải có luận văn tốt nghiệp. Nhưng ở nước ngoài lại chia làm hai loại. Loại thứ nhất là thạc sỹ nghiên cứu, bắt buộc phải có luận văn tốt nghiệp. Nhưng loại thứ hai là thạc sỹ nghề (hay thạc sỹ thực hành) không bắt buộc phải làm luận văn mà chỉ cần làm báo cáo tốt nghiệp. Đây là điểm chưa tương thích giữa Việt Nam và một số nước khác. Tại Đại học Quốc gia và một số trường đại học liên kết đào tạo được thanh tra trong thời gian qua đều có việc này. Để xử lý sự chưa tương thích giữa pháp luật Việt Nam và luật pháp của nước tham gia liên kết đào tạo, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét việc công nhận hay không công nhận vấn đề này để bảo đảm quyền lợi của người học và kỷ cương pháp luật. Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với kiến nghị của Thanh tra Chính phủ; Bộ Giáo dục và Đào tạo đang thực hiện việc này.
*** Liên quan đến việc Tổng Thanh tra Chính phủ đã cùng lãnh đạo Thành phố Hà Nội tiếp công dân và Tổng Thanh tra Chính phủ đã đề nghị chủ đầu tư phải tiến hành tháo gỡ tầng 30 của tòa nhà chung cư 93 Lò Đúc nhưng chủ đầu tư đang làm đơn khiếu nại, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng khẳng định: về nguyên tắc là người ta có quyền kiến nghị, và cơ quan có trách nhiệm phải xem xét kiến nghị. Thanh tra Chính phủ sẽ giao các đơn vị chức năng phối hợp với Hà Nội làm rõ kiến nghị của nhà đầu tư này để có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận.
Cũng tại họp báo, Thanh tra Chính phủ đã giải đáp các câu hỏi liên quan đến việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu có hành vi tham nhũng; kiến nghị sửa đổi về thu hồi tài sản tham nhũng trong Bộ Luật Hình sự.../.
Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam đón nhận danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”  (16/04/2015)
Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam đón nhận danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”  (16/04/2015)
Tọa đàm “Xây dựng Hợp tác xã kiểu mới tại vùng đồng bằng sông Cửu Long”  (16/04/2015)
Tọa đàm “Xây dựng Hợp tác xã kiểu mới tại vùng đồng bằng sông Cửu Long”  (16/04/2015)
Họp báo nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam  (16/04/2015)
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh làm việc tại tỉnh Kiên Giang  (15/04/2015)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên