ASEAN thúc đẩy trao thêm quyền cho các doanh nhân nữ
Theo thông cáo báo chí của Ban thư ký Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Nhóm làm việc về Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEWG) ASEAN phối hợp với Liên minh Kinh doanh Mỹ - ASEAN và Mạng Doanh nhân nữ ASEAN (AWEN) vừa tổ chức tại Bangkok, Thái Lan một cuộc đối thoại về vấn đề cải thiện tình trạng bình đẳng giới trong kinh doanh và phát triển doanh nghiệp.
Các số liệu thống kê và điều tra đều cho thấy còn có sự chênh lệch giới trong ASEAN nói riêng và trên thế giới nói chung về tiếp cận các cơ hội kinh tế và kinh doanh.
Cuộc đối thoại có chủ đề “Đối thoại chính sách về trao quyền cho nữ doanh nhân hướng tới Cộng đồng kinh tế ASEAN ” nhất trí cho rằng bất bình đẳng giới đã tạo ra thách thức to lớn đối với việc khởi nghiệp, phát triển và quốc tế hóa của các chủ doanh nghiệp nữ.
Số doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ không những ít hơn nhiều so với nam giới mà các doanh nghiệp này phần lớn có quy mô vừa và nhỏ hay siêu nhỏ và thuộc khu vực không chính thức, ở dưới đáy của “Kim tự tháp doanh nghiệp”.
Điều kiện tiếp cận vốn tài trợ của các nữ doanh nhân cũng hạn chế hơn, và sự chênh lệch này đã hạn chế việc phát huy tiềm năng kinh tế và bỏ lỡ các cơ hội kinh tế.
Các đại biểu tham dự đối thoại cũng đã chia sẻ về những mô hình, kinh nghiệm và bài học trong việc khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, đồng thời đưa ra những khuyến nghị nhằm lồng ghép vấn đề nâng cao tinh thần kinh doanh và phát triển doanh nghiệp của phụ nữ vào các nội dung xem xét của SMEWG trong xây dựng Tầm nhìn chiến lược và Kế hoạch hành động SME ASEAN giai đoạn 2016 - 2025 và lộ trình thực hiện Tầm nhìn này giai đoạn 2016 - 2020.
Tham dự Đối thoại, ngoài các quan chức của SMEWG, AWEN, Liên minh Kinh doanh Mỹ - ASEAN và nhiều nữ chủ doanh nghiệp trong ASEAN còn có đại diện một số tổ chức khu vực và quốc tế cũng như các đối tác của Liên minh Kinh doanh Mỹ - ASEAN là những công ty nổi tiếng như eBay Inc., Hewlett Packard, MasterCard, Procter & Gamble và Qualcomm./.
Chuyên gia kinh tế Mỹ: Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng  (09/11/2014)
Khai thác tiềm năng phát triển huyện đảo Phú Quốc  (09/11/2014)
Tạo chuỗi liên kết giá trị trong phát triển nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long  (09/11/2014)
Đoàn đại biểu quân sự cấp cao thăm chính thức Australia  (08/11/2014)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên