Chuyên gia kinh tế Mỹ: Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng
Đánh giá về điều hành kinh tế xã hội năm 2014 của Việt Nam, chuyên gia kinh tế Mỹ cho rằng Chính phủ Việt Nam đã có những bước tiến tích cực và quan trọng dù còn một số việc cần làm để cải thiện môi trường đầu tư.
Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại New York (Mỹ), chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách toàn cầu (Chief Global Economist) Bill Witherell thuộc Quỹ đầu tư Cumberland Advisors (Mỹ) cho biết: "Triển vọng tăng trưởng của Việt Nam rất tốt. Tới nay, mục tiêu tăng trưởng 5,7% của năm 2014 đã trong tầm tay".
Chuyên gia này dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam những năm tới sẽ dao động từ 6-7% nhờ dòng vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng, giúp thúc đẩy xuất khẩu.
Ông Bill Witherell cho rằng năm 2014, chính phủ đã có bước tiến tích cực và quan trọng trong điều hành kinh tế và cải thiện môi trường đầu tư. Theo ông, điểm quan trọng là nhà nước đang cải cách mạnh mẽ giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng cho nguồn nhân lực hiện nay.
Việc nới lỏng các quy định cho phép tham gia của các công ty nước ngoài vào doanh nghiệp trong nước cùng với chủ trương đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cũng là một động thái tích cực giúp cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam.
Cũng theo vị chuyên gia này, môi trường đầu tư ở Việt Nam đóng vai trò trung tâm cho tăng trưởng kinh tế và phát triển quốc gia. Chi phí còn khá thấp hiện nay của Việt Nam đang là động lực đầu tư quan trọng của các công ty phương Tây cũng như các nhà đầu tư từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Tuy vậy, chuyên gia Bill Witherell cho rằng còn một số việc cần phải làm để cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư. Theo ông, tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước cần phải được tăng tốc, các ngân hàng thương mại quốc doanh yếu kém cần phải được tăng vốn theo tiêu chuẩn quốc tế. Ông Bill cho rằng giới đầu tư luôn chào đón mọi động thái nhằm tăng cường tính pháp trị của Việt Nam.
Cũng theo ông Bill, các nhà đầu tư Mỹ hiện đang quan tâm đến việc hoàn tất đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Việt Nam là một bên tham gia. Tuy nhiên, hiện còn một số vướng mắc về tiêu chuẩn lao động và công đoàn mà phía Mỹ đòi hỏi từ phía Việt Nam đang cản trở tiến trình đàm phán./.
Khai thác tiềm năng phát triển huyện đảo Phú Quốc  (09/11/2014)
Tạo chuỗi liên kết giá trị trong phát triển nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long  (09/11/2014)
Đoàn đại biểu quân sự cấp cao thăm chính thức Australia  (08/11/2014)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên