Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 23-6 đến 29-6-2008)
1. Đoàn Đại biểu cấp cao Đảng Cộng sản Trung Quốc thăm Cu-ba
Ngày 23-6-2008, tại thủ đô La Ha-ba-na, ông Ra-un Ca-xtrô, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cu-ba, hội đàm với đoàn đại biểu cấp cao Đảng Cộng sản Trung Quốc sang thăm Cu-ba do ông Hạ Quốc Cường, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc dẫn đầu. Hai bên đánh giá cao quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp giữa Cu-ba và Trung Quốc, đồng thời khẳng định quyết tâm tăng cường quan hệ giữa hai đảng cũng như hai nước. Ông Ra-un Ca-xtrô và ông Hạ Quốc Cường đã chứng kiến lễ ký các hiệp định hợp tác kinh tế và kỹ thuật giữa hai nước. Ngày 24-6-2008, lãnh tụ Cu-ba Phi-đen Ca-xtrô tiếp ông Hạ Quốc Cường, trao đổi về quan hệ hợp tác giữa hai nước, tình hình an ninh tại Tây Tạng, vấn đề Đài Loan, cuộc khủng khoảng kinh tế v.v. Đề cập đến tình hình Cu-ba, lãnh tụ Phi-đen Ca-xtrô khẳng định những nỗ lực của Ban lãnh đạo cách mạng Cu-ba, đặc biệt là của Chủ tịch Ra-un Ca-xtrô, trong vấn đề đoàn kết, tăng năng suất lao động, tăng sản lượng nông nghiệp và chính sách tiết kiệm. Lãnh tụ Phi-đen Ca-xtrô đánh giá cao nỗ lực của Trung Quốc trong việc tổ chức Đại hội Ô-lim-pích Bắc Kinh 2008, cũng như việc khắc phục hậu quả của trận động đất tại tỉnh Tứ Xuyên.
2. Hội nghị năng lượng Jeddah về biện pháp cả gói giải quyết vấn đề tăng giá dầu
Ngày 23-6-2008, tại Ả-rập Xê-út, Hội nghị năng lượng Jeddah đã đưa ra biện pháp cả gói để giải quyết vấn đề tăng giá dầu, trong đó có việc cấp khoản tiền 1 tỉ USD thành lập Quỹ OPEC và 500 triệu USD cho các khoản vay dễ dàng giúp các nước đang phát triển thông qua Quỹ phát triển của Ả-rập Xê-út nhằm thực hiện các dự án về năng lượng. Quốc vương Ả-rập Xê-út cũng kêu gọi thành lập một nhóm công tác dưới sự bảo trợ của Tổng thư ký Diễn đàn năng lượng quốc tế IEF (International Energie Forum) nhằm thực hiện các khuyến nghị liên quan tới diễn biến trên thị trường dầu mỏ. Do quan tâm tới những người sử dụng xăng dầu tại các nước, Ả-rập Xê-út đã nâng sản lượng khai thác dầu lửa lên 9,7 triệu thùng/ngày và sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu cần thêm. Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Jeddah kêu gọi tăng đầu tư cho việc sản xuất dầu lửa để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường, đồng thời kêu gọi tăng cường tính minh bạch và sự điều tiết thị trường tài chính liên quan tới dầu lửa.
3. Diễn đàn hoà bình thế giới lần thứ II do phong trào Hồi giáo In-đô-nê-xi-a tổ chức
Từ ngày 24 đến 26-6-2008, Diễn đàn hoà bình thế giới lần thứ II do Phong trào Hồi giáo In-đô-nê-xi-a "Mulhammadiyah" tổ chức đã diễn ra tại Gia-các-ta với sự tham gia của nhiều nhà lãnh đạo cấp cao của các nước. Thủ tướng Nga, V.Pu-tin; Thủ tướng Ôt-xtrây-li-a, K.Rút (K.Rudd); Thủ tướng Anh, G.Brao (G.Brown); Thủ tướng Niu Di-lân, H.Cơ-lác (H.Clark); Thủ tướng Hà Lan, G.Ban-kê-nen-đơ (J.Balkenende); Tổng thống In-đô-nê-xi-a, ông Xu-xi-lô Băm-bang Yu-hô-u-nô (Susilo Bambang Yudhoyono), Chủ tịch Hội Phật giáo A-mít-áp-ha (Amitabha) (Ôt-xtrây-li-a); Tổng thư ký Đại hội toàn thể vì sự thân thiện tư tưởng các trường Hồi giáo (I-ran); Chủ tịch Hội đồng giám mục về đối thoại liên tôn giáo của Toà thánh Va-ti-căng cùng khoảng 200 chức sắc tôn giáo, chính trị và các doanh nghiệp từ khắp nơi trên thế giới đã dự buổi khai mạc Diễn đàn. Mục đích của Diễn đàn lần này nhằm phối hợp và tăng cường nỗ lực của các tổ chức tôn giáo trên thế giới vì một nền hoà bình công bằng và bền vững.
4. Hội nghị về Trung Đông
Ngày 24-6-2008, Hội nghị về Trung Đông khai mạc tại Béc-lin với sự tham dự của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Cộng hòa Liên bang Đức Xtây-mơ (Steimeier), Bộ trưởng ngoại giao Mỹ Côn-đô-li-da Rai-xơ, Bộ trưởng ngoại giao Nga La-vơ-rốp, Đặc sứ về Trung Đông Tô-ni Ble (Tony Blair), Tổng thống Pa-le-xtin Phay-át (Fayyad), Bộ trưởng ngoại giao Ai Cập A-bu Ghết, Tổng thư ký Liên đoàn A-rập Am Mu-xa (Amr Mussa). Chủ đề chính của Hội nghị này là bàn về vấn đề bảo đảm an ninh Pa-le-xtin, vận động tăng đầu tư tới khoảng 118 triệu euro (183,6 triệu USD) để hỗ trợ cho dự án giúp xây dựng nhà nước Pa-le-xtin trong lĩnh vực đào tạo cảnh sát, hoàn thiện kết cấu hạ tầng tư pháp chống tối phạm và tổ chức tòa án. Dải Ga-da thuộc quyền kiểm soát của Ha-mát sẽ không nhận được sự hỗ trợ từ dự án này. Cộng hòa Liên bang Đức sẽ là nước đóng góp chủ yếu cho Dự án. EU muốn tăng đầu tư cho chương trình đào tạo lực lượng cảnh sát giúp chính quyền của Tổng thống A-bát.
5. Thượng viện Mỹ thông qua Hiệp định Mỹ - Nga hợp tác trong lĩnh vực sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích hoà bình
Ngày 25-6-2008, Thượng viện Mỹ thông qua Nghị quyết ủng hộ Hiệp định Mỹ - Nga hợp tác trong lĩnh vực sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích hoà bình đã từng được đại diện hai nước ký kết ngày 6-5-2008 tại Mát-xcơ-va. Trước đây, ngày 13-5-2008, Tổng thống Mỹ G.Bu-sơ đã cho gửi văn bản Hiệp định này tới các Thượng nghị sĩ để tiến hành thủ tục thông qua tại Thượng viện theo quy định của luật pháp Hoa Kỳ. Cũng trong tháng 6, Ủy ban đối ngoại đã 4 lần đưa ra Thượng viện Dự thảo Nghị quyết ủng hộ nhưng chưa được chấp thuận. Ngày 25-6-2008, Ủy ban đối ngoại tiếp tục đưa ra Dự thảo lần thứ 5 Nghị quyết này và đã được đa số thượng nghị sĩ ủng hộ thông qua. Theo đó, trong vòng 30 năm, Mỹ và Nga được phép chuyển giao công nghệ, nguyên liệu, thiết bị kể cả lò phản ứng để nghiên cứu và sản xuất năng lượng hạt nhân vào mục đích hoà bình. Như vậy, quyết định này mở ra cơ hội cho sự hợp tác trong lĩnh vực sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích hoà bình của hai cường quốc hạt nhân. Đây cũng là tin vui đối với nhân loại tiến bộ và yêu chuộng hoà bình.
6. Tiến triển mới quan trọng trong vấn đề hạt nhân của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên
Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên tiến hành phá hủy tháp làm lạnh của cơ sở hạt nhân ở Dông Piên
Ngày 26-6-2008, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên gửi báo cáo công bố chi tiết về chương trình hạt nhân của họ cho phía Trung Quốc, nước Chủ tịch Hội nghị đàm phán 6 bên. Công bố của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên bao gồm toàn bộ danh sách vật liệu hạt nhân, các cơ sở và chương trình hạt nhân, còn vấn đề vũ khí và tên lửa đạn đạo sẽ được đề cập đến trong giai đoạn tiếp theo. Cùng ngày, Chính phủ Mỹ ra tuyên bố hoan nghênh động thái này của Bình Nhưỡng và cam kết trong vòng 45 ngày sẽ xóa tên Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên khỏi danh sách các nước hỗ trợ khủng bố và huỷ bỏ các chế tài khác đối với nước này. Việc bị liệt vào "danh sách đen" đã khiến Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên không nhận được viện trợ kinh tế của Mỹ và các khoản vay từ Ngân hàng Thế giới cùng các tổ chức đa phương khác. Đại biểu các bên tham gia Hội nghị đàm phán 6 bên ra tuyên bố khẳng định, các bên nhất trí thành lập cơ chế đánh giá các tài liệu về chương trình hạt nhân do Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên cung cấp. Ngày 27-6-2008, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên tiến hành phá huỷ tháp làm lạnh của cơ sở hạt nhân ở Dông Piên (Yongbyon) trước sự chứng kiến của đại diện các nước tham gia đàm phán 6 bên.
7. Hội nghị Ngoại trưởng các nước G8 nhóm họp và bế mạc tại Nhật Bản
Ngày 26-6-2008, tại Ky-ô-tô, Hội nghị Ngoại trưởng các nước G8 bắt đầu nhóm họp trong 2 ngày. Ngoài việc yêu cầu Áp-ga-ni-xtan tăng cường nỗ lực chống nạn tham nhũng và buôn lậu ma túy, ngoại trưởng các nước G8 tiếp tục khẳng định cam kết viện trợ cho Áp-ga-ni-xtan, nhằm giúp tái thiết và tăng cường an ninh khu vực biên giới giữa Áp-ga-ni-xtan và Pa-ki-xtan. Hội nghị lần này còn nhằm đưa ra một "thông điệp mạnh" về vấn đề hạt nhân của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên và I-ran, đồng thời bàn về tiến trình hòa bình Trung Đông, tình hình khu vực tại Mi-an-ma và Dim-ba-bi-ê. Quá trình giải giáp hạt nhân của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên là tiêu điểm của 2 ngày Hội nghị trong bối cảnh có những phản ứng tích cực từ phía Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên. Ngoại trưởng các nước G8 tiến hành thảo luận và kiểm chứng toàn bộ nội dung bản báo cáo hạt nhân của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên. Các ngoại trưởng nhất trí với việc Mỹ tiến hành các thủ tục đưa Cộng hòa dân chủ nhân dân ra khỏi danh sách các nước tài trợ cho khủng bố. Ngoại trưởng các nước G8 ký bản Tuyên bố chung về giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên nhằm hướng tới phi hạt nhân hoá tại khu vực này. Sau Hội nghị, Ngoại trưởng Nhật Bản Cô-mu-ra (Komura) đã có cuộc hội đàm riêng với Ngoại trưởng Mỹ Côn-đô-li-da Rai-xơ (Condoleezza Rice) về vấn đề hạt nhân của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên và về việc thắt chắt quan hệ liên minh Nhật - Mỹ.
8. Hội nghị cấp cao Nga - EU quyết định khung chiến lược mới cho quan hệ song phương
Hội nghị cấp cao Nga - EU
Ngày 26-6-2008, Hội nghị cấp cao Nga - EU lần thứ 21 diễn ra tại Khan-ty-man-xi-xcơ, vùng Xi-bê-ri của Nga. Nội dung quan trọng của Hội nghị lần này là Nga và EU sẽ tiến hành đàm phán về một Hiệp định đối tác và hợp tác (PCA) mới thay thế hiệp định cũ đã hết hiệu lực từ cuối năm 2007. Đây là hội nghị đầu tiên giữa lãnh đạo EU với tân Tổng thống Nga Đ.Mét-vê-đép, hứa hẹn mang lại nhiều hy vọng nhằm cải thiện quan hệ giữa hai bên bị "đóng băng" bởi các vấn đề như cung cấp năng lượng, việc Cô-xô-vô đơn phương tuyên bố độc lập, hành động gây cản trở từ phía Ba Lan và Lít-va. EU muốn nhân cơ hội này mở ra một chương mới trong quan hệ với Nga bởi với nguồn dự trữ năng lượng khổng lồ, Nga đang và sẽ là đối tác quan trọng cung cấp tới 25% lượng khí đốt cho EU. Còn đối với Nga, để trở thành nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới vào cuối năm 2008 và tham gia vào việc "tạo lập các nguyên tắc mới cho nền kinh tế thế giới" cũng như hội nhập sâu hơn nữa vào nền kinh tế toàn cầu, trở thành một trong những trung tâm tài chính quốc tế lớn và tăng cường sức mạnh của đồng rúp, Nga rất cần tới đối tác tiềm năng như EU.
9. Về khả năng thành lập Liên minhTrung Á
Ngày 26-6-2008, Tổng thống Ca-dắc-xtăng, ông Na-da-ba-ép, đưa ra sáng kiến thành lập Liên minh các nước Trung Á nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các nước ở khu vực này trong quá trình toàn cầu hoá, đồng thời góp phần bảo đảm an ninh trong khu vực đặc biệt quan trọng này vốn được coi là "Bàn cờ lớn" trong cuộc tranh đua địa - chính trị giữa các nước lớn. Theo ông Na-da-ba-ép, sự sụp đổ của Liên Xô đã ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế, xã hội của các nước khu vực Trung Á. Ngoài Ca-dắc-xtăng, các nước còn lại bị xếp vào danh sách các nước nghèo. Chính nghèo đói là nguyên nhân gây ra bất ổn chính trị - xã hội, trong đó các nhóm Hồi giáo cực đoan lợi dụng tình hình này thực hiện âm mưu lật đổ chính phủ của các nước trong khu vực. Trong bối cảnh đó, sự hợp tác tích cực của các nước Trung Á sẽ giúp định hướng chiến lược về quản lý, khai thác tài nguyên quốc gia, bảo đảm tăng trưởng kinh tế bền vững, phát triển ổn định, trở thành yếu tố cơ bản giữ vững ổn định chính trị. Lịch sử gắn bó giữa các nước trong khu vực như phong tục tập quán, truyền thống văn hoá, tín ngưỡng tôn giáo, ngôn ngữ là cơ sở quan trọng để hình thành Liên minh Trung Á và có thể sẽ trở thành một thực thể chính trị mới trên trường quốc tế.
10. Khí đốt, hạm đội và NATO: ba chủ đề hội đàm giữa Thủ tướng Nga Pu-tin và Thủ tướng U-crai-na
Thủ tướng Nga V.Pu-tin đã có cuộc hội đàm với bà Chi-mô-sen-cô, Thủ tướng U-crai-na |
Mấy vấn đề đối với nông nghiệp - nông thôn - nông dân nước ta khi tham gia toàn cầu hóa  (30/06/2008)
Người dân nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa  (30/06/2008)
Người dân nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa  (30/06/2008)
Hội nghị quốc tế về thị trường mới nổi tại Hà Nội  (30/06/2008)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên