Thành phố Hồ Chí Minh công bố quy hoạch tổng thể phát triển đến 2020
Ưu tiên trước mắt lẫn lâu dài là hệ thống hạ tầng và ứng phó biến đổi khí hậu là nội dung được đề cập tại Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn năm 2025.
Hội nghị công bố Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn năm 2025, gắn với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, sáng nay, 14-4-2014.
Tại Hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Lê Hoàng Quân nhấn mạnh, cả hai quyết định này là chủ trương quan trọng để Thành phố và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bước vào thời kỳ phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Quyết định trên là cơ sở pháp lý quan trọng cho sự phát triển trong thời gian tới, bên cạnh những nỗ lực, Thành phố sẽ tăng cường hợp tác với các địa phương trong khu vực, hợp tác liên ngành, liên vùng để phát triển nhanh và bền vững.
Cả hai quyết định trên đều khẳng định vai trò, vị trí của Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, là trung tâm khoa học, thương mại… của cả nước và ngang tầm với các nước trong khu vực.
Trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Thành phố cùng các địa phương như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu đóng vai trò động lực, lan tỏa đến các tỉnh, thành khác trong cả nước.
Theo quy hoạch, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tập trung phát triển những ngành, lĩnh vực có lợi thế, hướng đến nâng cao chất lượng tăng trưởng và kinh tế tri thức; cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh sang khu vực dịch vụ, theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.
Trong đó, về dịch vụ, Thành phố tập trung phát triển chín nhóm ngành dịch vụ tài chính - ngân hàng - tín dụng - bảo hiểm, thương mại, vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng, bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin - truyền thông, kinh doanh tài sản - bất động sản…
Về công nghiệp, Thành phố tập trung vào những ngành có hàm lượng giá trị gia tăng cao; phát triển bốn nhóm ngành cơ khí, điện tử - công nghệ thông tin, lương thực thực phẩm, hóa dược - cao su, ngoài ra thành phố cũng sẽ chú trọng vào các ngành công nghiệp sinh học, công nghiệp sạch, tiết kiệm năng lượng, tiếp tục phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ…
Theo quyết định 252/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, đến năm 2020, Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế tổng hợp đa chức năng với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đồng bộ ngang tầm với các quốc gia trong khu vực.
Đến năm 2030, Thành phố là trung tâm kinh tế tổng hợp đa chức năng với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện đại đồng bộ, có hệ thống các cơ sở văn hóa giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ, y tế và thể dục thể thao ở trình độ cao so với khu vực và cả nước.
Mục tiêu này cũng được đặt ra trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 2631/QĐ-TTg. Theo đó, tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2016 - 2020 sẽ đạt từ 9,5-10%/năm (so với giai đoạn 2011 - 2015 là từ 10-10,5%/năm), và giai đoạn 2021 - 2025 đạt từ 8,5-9%/năm.
GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt từ 4.856-4.967 USD, năm 2020 đạt từ 8.430-8.822 USD và đến năm 2025 đạt từ 13.340-14.285 USD. GDP bình quân thời kỳ 2011 - 2020 cao hơn 1,5 lần mức tăng trưởng bình quân của cả nước./.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động dạy nghề  (14/04/2014)
Hội thảo “Một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới”  (14/04/2014)
Băn khoăn về tính khả thi của đổi mới giáo dục phổ thông  (14/04/2014)
Tạo nhiều điều kiện giúp đồng bào dân tộc Khmer vui Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây  (14/04/2014)
"Hóa giải" hoài nghi về tính khả thi khi sửa Luật Bảo hiểm xã hội  (14/04/2014)
Việt - Nga tăng hợp tác trong phòng chống tham nhũng  (14/04/2014)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay