Tạo nhiều điều kiện giúp đồng bào dân tộc Khmer vui Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây
23:41, ngày 14-04-2014
TCCSĐT - Từ ngày 14 đến ngày 16-4-2014, các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long tổ chức nhiều hoạt động đón mừng ngày Tết cổ truyền dân tộc Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer.
Dịp này, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên người dân tộc Khmer được nghỉ lễ 03 ngày (từ ngày 14 đến ngày 16-4).
Tại tỉnh Sóc Trăng, buổi họp mặt mừng Tết cổ truyền Mừng Chôl Chnăm Thmây năm nay được tổ chức với chủ đề “Mừng Chôl Chnăm Thmây 2014 - chung tay xây dựng nông thôn mới” và được truyền hình trực tiếp trên kênh STV1 của Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh Sóc Trăng. Buổi họp mặt được tổ chức tại chùa Sa La Pô Thi, phường 2, thị xã Vĩnh Châu, với các hoạt động biểu diễn văn nghệ, giao lưu, đối thoại và họp mặt, tặng quà... cho những gia đình đồng bào dân tộc Khmer tiêu biểu, qua đó cổ vũ đồng bào chung tay xây dựng nông thôn mới và tích cực thực hiện các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương.
Theo Chỉ thị số 09/CT-UBND của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh, lãnh đạo tỉnh và đại diện các sở, ban ngành có liên quan đã tổ chức nhiều đợt thăm hỏi các gia đình chính sách, một số chùa Khmer tiêu biểu, tổ chức họp mặt cán bộ cốt cán người dân tộc Khmer đang công tác ở các ngành của tỉnh, huyện, thành phố; đại diện Bà mẹ Việt Nam anh hùng, cán bộ hưu trí thuộc diện tỉnh quản lý, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc, các vị chức sắc trong Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước. Tại các địa phương trong tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên cùng cấp đã tổ chức nhiều cuộc vận động trong cộng đồng phát huy tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ gia đình đồng bào Khmer neo đơn, gặp nhiều khó khăn trong đời sống để mọi người, mọi nhà cùng có Tết Chôl Chnăm Thmây vui tươi, lành mạnh, đoàn kết, an toàn và tiết kiệm.
Tại tỉnh Vĩnh Long, trong những ngày qua, lãnh đạo tỉnh và các đại diện sở, ban, ngành, các huyện, thị, thành đã tổ chức thăm viếng các chùa, các vị sư sãi, các gia đình chính sách người dân tộc Khmer tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân tộc Khmer; vận động hỗ trợ đồng bào Khmer nghèo để mọi người, mọi gia đình trong đồng bào dân tộc Khmer được vui đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây. Bên cạnh đó, tỉnh tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Khmer và truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc; qua đó động viên đồng bào dân tộc Khmer thực hiện tốt các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Chung sức xây dựng nông thôn mới”.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức tốt Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2014 trên tinh thần "Đoàn kết, vui tươi, an toàn và tiết kiệm" và đảm bảo giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Khmer. Song song đó, ngành giáo dục tỉnh phối hợp với chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể tạo điều kiện để cán bộ, viên chức, học sinh dân tộc Khmer được tham gia nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí theo truyền thống tốt đẹp của đồng bào Khmer; vận động các nguồn lực xã hội giúp đỡ nhưng công chức, viên chức trong ngành giáo dục và học sinh dân tộc Khmer có hoàn cảnh khó khăn được đón tết vui tươi, đầm ấm.
Đồng chí Nguyễn Phong Quang, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, cho biết: toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện có khoảng 1,3 triệu người dân tộc Khmer. Thời gian qua, công tác chăm lo đời sống vật chất - tinh thần cho đồng bào Khmer trong vùng luôn được được cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương quan tâm và xem đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm. Thông qua việc thực hiện các chương trình, dự án của nhà nước như: đầu tư kết cấu hạ tầng, hỗ trợ đời sống, hỗ trợ định canh định cư, hỗ trợ nhà ở - đất ở, đất sản xuất, nước sạch - vệ sinh môi trường, dạy nghề, trợ giúp pháp lý, vốn tín dụng ưu đãi... đến nay, các địa phương đã rà soát xong nhu cầu hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, giải quyết việc làm và nhu cầu hỗ trợ nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn với tổng kinh phí trên 1.200 tỷ đồng; triển khai vốn hỗ trợ phát triển sản xuất; hỗ trợ định canh, định cư; hỗ trợ đời sống cho trên 534.000 người người dân tộc Khmer nghèo; hỗ trợ nước hợp vệ sinh cho hộ nghèo với tổng kinh phí trên 80 tỷ đồng… Nhờ đó, kinh tế - xã hội vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Tỷ lệ hộ Khmer nghèo toàn vùng hiện còn khoảng 25% (đầu năm 2011 là 36,6%), 98% hộ Khmer có phương tiện nghe nhìn, khoảng 85% hộ được sử dụng lưới điện quốc gia và nước sinh hoạt hợp vệ sinh; tỷ lệ học sinh dân tộc Khmer trong độ tuổi đến trường đạt trên 90%; các lễ hội truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của đồng bào Khmer được giữ gìn và phát huy...
Nhân dịp này, đồng chí Nguyễn Phong Quang kêu gọi đồng bào dân tộc Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, nhất là trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; tiếp tục giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, không ngừng nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng, chống âm mưu "diễn biến hòa bình", chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc của các thế lực thù địch…. Các vị chức sắc Phật giáo Nam tông Khmer tiếp tục phát huy vai trò trung tâm đoàn kết, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Ðảng và Nhà nước trong lĩnh vực dân tộc, tôn giáo, góp phần củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn./.
Tại tỉnh Sóc Trăng, buổi họp mặt mừng Tết cổ truyền Mừng Chôl Chnăm Thmây năm nay được tổ chức với chủ đề “Mừng Chôl Chnăm Thmây 2014 - chung tay xây dựng nông thôn mới” và được truyền hình trực tiếp trên kênh STV1 của Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh Sóc Trăng. Buổi họp mặt được tổ chức tại chùa Sa La Pô Thi, phường 2, thị xã Vĩnh Châu, với các hoạt động biểu diễn văn nghệ, giao lưu, đối thoại và họp mặt, tặng quà... cho những gia đình đồng bào dân tộc Khmer tiêu biểu, qua đó cổ vũ đồng bào chung tay xây dựng nông thôn mới và tích cực thực hiện các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương.
Theo Chỉ thị số 09/CT-UBND của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh, lãnh đạo tỉnh và đại diện các sở, ban ngành có liên quan đã tổ chức nhiều đợt thăm hỏi các gia đình chính sách, một số chùa Khmer tiêu biểu, tổ chức họp mặt cán bộ cốt cán người dân tộc Khmer đang công tác ở các ngành của tỉnh, huyện, thành phố; đại diện Bà mẹ Việt Nam anh hùng, cán bộ hưu trí thuộc diện tỉnh quản lý, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc, các vị chức sắc trong Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước. Tại các địa phương trong tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên cùng cấp đã tổ chức nhiều cuộc vận động trong cộng đồng phát huy tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ gia đình đồng bào Khmer neo đơn, gặp nhiều khó khăn trong đời sống để mọi người, mọi nhà cùng có Tết Chôl Chnăm Thmây vui tươi, lành mạnh, đoàn kết, an toàn và tiết kiệm.
Tại tỉnh Vĩnh Long, trong những ngày qua, lãnh đạo tỉnh và các đại diện sở, ban, ngành, các huyện, thị, thành đã tổ chức thăm viếng các chùa, các vị sư sãi, các gia đình chính sách người dân tộc Khmer tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân tộc Khmer; vận động hỗ trợ đồng bào Khmer nghèo để mọi người, mọi gia đình trong đồng bào dân tộc Khmer được vui đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây. Bên cạnh đó, tỉnh tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Khmer và truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc; qua đó động viên đồng bào dân tộc Khmer thực hiện tốt các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Chung sức xây dựng nông thôn mới”.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức tốt Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2014 trên tinh thần "Đoàn kết, vui tươi, an toàn và tiết kiệm" và đảm bảo giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Khmer. Song song đó, ngành giáo dục tỉnh phối hợp với chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể tạo điều kiện để cán bộ, viên chức, học sinh dân tộc Khmer được tham gia nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí theo truyền thống tốt đẹp của đồng bào Khmer; vận động các nguồn lực xã hội giúp đỡ nhưng công chức, viên chức trong ngành giáo dục và học sinh dân tộc Khmer có hoàn cảnh khó khăn được đón tết vui tươi, đầm ấm.
Đồng chí Nguyễn Phong Quang, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, cho biết: toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện có khoảng 1,3 triệu người dân tộc Khmer. Thời gian qua, công tác chăm lo đời sống vật chất - tinh thần cho đồng bào Khmer trong vùng luôn được được cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương quan tâm và xem đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm. Thông qua việc thực hiện các chương trình, dự án của nhà nước như: đầu tư kết cấu hạ tầng, hỗ trợ đời sống, hỗ trợ định canh định cư, hỗ trợ nhà ở - đất ở, đất sản xuất, nước sạch - vệ sinh môi trường, dạy nghề, trợ giúp pháp lý, vốn tín dụng ưu đãi... đến nay, các địa phương đã rà soát xong nhu cầu hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, giải quyết việc làm và nhu cầu hỗ trợ nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn với tổng kinh phí trên 1.200 tỷ đồng; triển khai vốn hỗ trợ phát triển sản xuất; hỗ trợ định canh, định cư; hỗ trợ đời sống cho trên 534.000 người người dân tộc Khmer nghèo; hỗ trợ nước hợp vệ sinh cho hộ nghèo với tổng kinh phí trên 80 tỷ đồng… Nhờ đó, kinh tế - xã hội vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Tỷ lệ hộ Khmer nghèo toàn vùng hiện còn khoảng 25% (đầu năm 2011 là 36,6%), 98% hộ Khmer có phương tiện nghe nhìn, khoảng 85% hộ được sử dụng lưới điện quốc gia và nước sinh hoạt hợp vệ sinh; tỷ lệ học sinh dân tộc Khmer trong độ tuổi đến trường đạt trên 90%; các lễ hội truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của đồng bào Khmer được giữ gìn và phát huy...
Nhân dịp này, đồng chí Nguyễn Phong Quang kêu gọi đồng bào dân tộc Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, nhất là trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; tiếp tục giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, không ngừng nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng, chống âm mưu "diễn biến hòa bình", chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc của các thế lực thù địch…. Các vị chức sắc Phật giáo Nam tông Khmer tiếp tục phát huy vai trò trung tâm đoàn kết, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Ðảng và Nhà nước trong lĩnh vực dân tộc, tôn giáo, góp phần củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn./.
"Hóa giải" hoài nghi về tính khả thi khi sửa Luật Bảo hiểm xã hội  (14/04/2014)
Việt - Nga tăng hợp tác trong phòng chống tham nhũng  (14/04/2014)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm việc tại Đà Nẵng  (14/04/2014)
Festival Huế 2014 tưng bừng trong ngày khai mạc  (13/04/2014)
Hành trình “Điện Biên Phủ trong trái tim tuổi trẻ Thủ đô”  (13/04/2014)
Bộ trưởng Nội vụ nói về dự án tuyển chọn trí thức trẻ  (13/04/2014)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên