Phát huy vai trò của Tham tán thương mại trong xu thế hội nhập
22:46, ngày 25-12-2013
TCCSĐT - Ngày 25-12-2013, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương phối hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị Tham tán thương mại năm 2013.
Đây là diễn đàn nhằm đối thoại với Ủy ban nhân dân, sở công thương, hiệp hội, doanh nghiệp các tỉnh, thành khu vực phía Nam để tiếp tục tìm ra cơ chế, chính sách, xu hướng xuất khẩu ở một số thị trường trọng điểm; mở rộng thị trường ở các nước đang phát triển; các thị trường tiềm năng và thị trường mới nổi; tìm ra những nguyên nhân khách quan, những tác động… gây cản trở cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập những thị trường này.
Tham dự và chủ trì Hội nghị gồm các đồng chí: Trần Tuấn Anh, Thứ trưởng Bộ Công thương; Nguyễn Thị Thu Hồng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, cùng các Tham tán thương mại Việt Nam.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe đồng chí Trần Tuấn Anh thông báo về một số thành tựu kinh tế Việt Nam năm 2013. Trong đó, đáng chú ý là, cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tiếp tục tăng; tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản đạt 58,6 tỷ USD, tăng 21,5% và chiếm 44,3% (năm 2012 đạt 48,2 tỷ USD và chiếm 42,1%); nhóm công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp đạt 50,3 tỷ USD, tăng 16,3% và chiếm 38,1% (năm 2012 đạt 43,3 tỷ USD và chiếm 37,8%); nhóm hàng nông, lâm sản đạt 16,5 tỷ USD, giảm 1,9% và chiếm 12,5% (năm 2012 đạt 16,8 tỷ USD và chiếm 14,7%); nhóm hàng thuỷ sản đạt 6,7 tỷ USD, tăng 10,6% và chiếm 5,1% (năm 2012 đạt 6,1 tỷ USD và chiếm 5,3%).
Điều đáng mừng là thị trường EU tiếp tục là địa điểm xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu năm 2013 ước đạt 24,4 tỷ USD tăng 20,4% (tương đương 4,1 tỷ USD) so với năm 2012, kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng tăng (điện thoại các loại và linh kiện tăng 56%; giầy dép tăng 10,5%; hàng dệt may tăng 11,2% so với năm 2012. Thị trường Hoa Kỳ đứng thứ 2 với kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt 23,7 tỷ USD, tăng 20,3%, kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng tăng (hàng dệt may tăng 14%; giày dép tăng 16,9%; gỗ và các sản phẩm gỗ tăng 10,3%. Thị trường khu vực ASEAN tăng 6,3% với các mặt hàng chủ yếu là điện thoại các loại và linh kiện tăng 75,2%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 30,7%. Thị trường các nước: Nhật Bản ước tính tăng 3,8%; Hàn Quốc tăng 19,9% và thị trường Trung Quốc tăng 2,1%.
Thứ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định: Để đạt được những kết quả quan trọng trên chính là nhờ vào sự đúng đắn trong việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ. Đồng thời, dưới sự chỉ đạo của Bộ Công thương, các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài đã thực hiện tốt vai trò cầu nối giao thương thông qua việc tìm hiểu, nắm bắt tình hình mới nhất về kinh tế, thương mại, thị trường ở nước sở tại, qua đó, đã cập nhật và cung cấp thông tin thường xuyên, kịp thời và chính xác phục vụ tốt hoạt động của các cơ quan nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp; tích cực hỗ trợ nhiều đoàn doanh nghiệp của Việt Nam sang khảo sát thị trường, tư vấn đàm phán hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa, quảng bá sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam; thực hiện tốt công tác tư vấn, hỗ trợ giải quyết các vướng mắc, tranh chấp giữa Việt Nam và nước sở tại, liên hệ với các cơ quan hữu quan trong việc điều tra, xác minh, giải quyết các vụ việc gian lận thương mại, các vụ kiện chống bán phá giá… đã làm cho bức tranh kinh tế của Việt Nam năm 2013 có nhiều khởi sắc.
Thứ trưởng Bộ Công thương nhấn mạnh: năm 2013 tình hình kinh tế thế giới phục hồi chậm, nhiều nước trên thế giới cũng gặp khó khăn chung, trong khi một số cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài như Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán, cơ quan Thương vụ chưa thực sự tham gia có hiệu quả trong việc hỗ trợ xúc tiến các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; chưa nắm rõ được số lượng các dự án, những khó khăn thuận lợi của nhà đầu tư, trong khi đó các nhà đầu tư cũng chưa chủ động gặp gỡ, báo cáo tình hình hoạt động của dự án. Trong khi, các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp trong nước vẫn bộc lộ sự chủ quan và còn nhiều bất cập nhất là việc thiếu thông tin của các doanh nghiệp trong nước.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm và đưa ra những kiến nghị về cơ chế, chính sách giúp tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư vào các địa phương. Theo các Tham tán thương mại Việt Nam và các đại biểu dự Hội nghị: Để công tác xúc tiến thương mại đạt hiệu quả, việc cần thiết và có vai trò hết sức quan trọng là phải sớm xây dựng cơ chế cung cấp thông tin, bản thân các doanh nghiệp trong nước cần chủ động hơn trong việc cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời để các Thương vụ nắm bắt được tình hình để quảng bá. Muốn mở rộng thị trường, các doanh nghiệp trong nước phải nghiên cứu thông tin về thị trường muốn hợp tác; tích cực tham gia xúc tiến thương mại thông qua các hội chợ, triển lãm hàng hóa... bởi đây chính là cơ hội tốt để các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác. Vấn đề hết sức quan trọng nữa là, các doanh nghiệp cần đảm bảo sự ổn định về chất lượng cũng như nguồn cung sản phẩm để tạo niềm tin, uy tín cho đối tác; các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần có sự chuẩn bị cơ bản về văn hóa, tập quán kinh doanh của nước sở tại.
Bên cạnh đó, các Tham tán thương mại Việt Nam phải quyết liệt hơn trong việc tận dụng tốt những thời cơ, tháo gỡ các rào cản thương mại để mở rộng thị trường, hạn chế các vụ kiện chống bán phá giá; tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, cung cấp thông tin nước sở tại, bảo vệ các dự án cũng như quyền lợi của doanh nghiệp Việt Nam tại nước sở tại; chủ động đề xuất từng thị trường mình phụ trách xem có thể xuất khẩu thêm được những mặt hàng gì./.
Hà Nội tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai các Nghị quyết và Kết luận Hội nghị Trung ương 8 (khoá XI)  (25/12/2013)
Tổng Bí thư chủ trì Phiên họp thứ 4 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng  (25/12/2013)
Hiến pháp và 6 luật có hiệu lực thi hành từ năm 2014  (25/12/2013)
Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga  (25/12/2013)
Mở ra giai đoạn hợp tác mới giữa Việt Nam - Campuchia  (25/12/2013)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên