Các đảng ở Đức đàm phán lập chính phủ liên minh
Hầu hết trong số 200 đại biểu tham dự cuộc họp nhất trí tiến hành bỏ phiếu thăm dò khả năng tiến tới thỏa thuận liên minh với CDU/CSU, trong khi chỉ có 5 phiếu chống và 3 phiếu trắng.
Tuyên bố sau đại hội nêu rõ các cuộc đàm phán cụ thể với CDU/CSU về thành lập đại liên minh sẽ phải được thông qua tại đại hội toàn đảng của SPD, thậm chí tất cả 470.000 đảng viên của SPD có thể trực tiếp quyết định có hay không ký thỏa thuận liên minh với CDU/CSU.
SPD cũng nhấn mạnh đảng này không đồng tình tiếp tục duy trì chính sách của chính phủ hiện nay và sẽ lấy cương lĩnh tranh cử của mình làm cơ sở cho các cuộc đàm phán thành lập liên minh tới đây, bao gồm các vấn đề như lương tối thiểu, cải cách lương hưu và tăng thuế với những người thu nhập cao. Theo tuyên bố này, các cuộc đàm phán thăm dò đầu tiên với CDU/CSU sẽ được tiến hành trong vài tuần tới.
Theo một cuộc thăm dò được kênh truyền hình ZDF công bố ngày 27-9, có tới 64% số người ủng hộ SPD tán thành việc lập đại liên minh cầm quyền, tỷ lệ đối với những người ủng hộ CDU/CSU lên tới 68%. Kịch bản về liên minh giữa CDU/CSU và đảng Xanh chỉ nhận tỷ lệ ủng hộ 32%.
Cũng tại Đại hội bất thường của SPD, ứng cử viên thủ tướng của đảng này là cựu Bộ trưởng Tài chính Peer Steinbrück đã thông báo từ bỏ các vị trí trong đảng và nhóm nghị sỹ SPD trong Quốc hội để thể hiện trách nhiệm chính trị trước thất bại của SPD trong cuộc tổng tuyển cử vừa qua. Tuy nhiên, ông bày tỏ mong muốn tham gia nhóm đàm phán thăm dò lập đại liên minh với CDU/CSU.
Trong cuộc tổng tuyển cử ngày 22-9 vừa qua ở Đức, CDU/CSU giành số phiếu cao nhất với tỷ lệ 41,5%, tiếp sau là SPD được 25,7%, đảng Cánh tả 8,6% và đảng Xanh 8,4%.
Đảng Dân chủ Tự do (FDP), đối tác trong liên minh cầm quyền của bà Merkel, và một số đảng nhỏ khác không hội đủ 5% tối thiểu theo luật định để có đại diện trong quốc hội.
Với kết quả này, CDU/CSU chiếm 311 trong tổng số 630 ghế của Quốc hội Đức, không đủ đa số tuyệt đối để tự đứng ra thành lập chính phủ và phải tìm đối tác để thành lập liên minh cầm quyền./.
Thủ tướng bắt đầu chuyến làm việc tại Hoa Kỳ  (28/09/2013)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Cộng hòa Pháp  (28/09/2013)
Tổng Bí thư: Quyết phòng chống cho được "giặc nội xâm"  (27/09/2013)
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh thăm, làm việc với Ban Chỉ đạo Tây Bắc  (27/09/2013)
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự khai giảng Trường CĐSP Hà Nội  (27/09/2013)
Ra mắt bộ tiểu thuyết lịch sử “Đường thời đại”  (27/09/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên