Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Cộng hòa Pháp
15:23, ngày 28-09-2013
TCCSĐT - Chuyến thăm Pháp của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã thành công tốt đẹp, thiết lập khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Pháp - dấu mốc mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Pháp.
* Sáng 26-9 (theo giờ Việt Nam), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời thủ đô Paris, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp.
Trong thời gian thăm chính thức Cộng hòa Pháp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault, cùng Thủ tướng Pháp ký Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Việt - Pháp lên đối tác chiến lược; hội kiến Tổng thống Pháp Francois Hollande và Chủ tịch Thượng viện Jean - Pierre Bel.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới thăm và phát biểu tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp; tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian, Bí thư toàn quốc Đảng Cộng sản Pháp Pierre Laurent và đoàn đại biểu Hội Hữu nghị Pháp - Việt; đối thoại với đại diện các doanh nghiệp hàng đầu của Pháp; dự lễ khai trương trụ sở mới của Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp (số 61 đường Miromesnil, Quận 8, Paris); gặp gỡ và nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam và cộng đồng người Việt tại Pháp; tới dâng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh; đến thăm "Không gian Hồ Chí Minh", "Không gian Đông Dương" tại Công viên Montreau ở thành phố Montreuil...
Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm, các bộ trưởng và lãnh đạo các bộ, ngành của Việt Nam tháp tùng Thủ tướng đã có nhiều hoạt động tiếp xúc trực tiếp với các đối tác Pháp.
Nhân chuyến thăm của Thủ tướng, hai bên đã ký kết một loạt văn kiện hợp tác và thỏa thuận quan trọng trên các lĩnh vực như: Nghị định thư tài chính cho dự án trang thiết bị Bệnh viện đa khoa Cần Thơ; Thỏa thuận về trao đổi thông tin thanh tra giám sát ngân hàng giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Cơ quan Giám sát an toàn Pháp (ACPR); Biên bản ghi nhớ giữa Cục Xúc tiến thương mại và Cơ quan vì sự phát triển quốc tế của doanh nghiệp vừa và nhỏ Pháp (Ubifrance); Biên bản thỏa thuận giữa Tập đoàn dầu khí Việt Nam và Tập đoàn GDF Suez về dự án khí hóa lỏng và phát điện Sơn Mỹ, tỉnh Bình Thuận; Ý định thư về việc mua máy bay Airbus A320 giữa Vietjet Air và Tập đoàn Airbus; Bản ghi nhớ giữa Bộ Giao thông vận tải Việt Nam và Tập đoàn Vinci về hợp tác trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải tại Việt Nam…
Các cuộc hội đàm, tiếp xúc cấp cao đã diễn ra trong không khí cởi mở, thẳng thắn, hiểu biết, tin cậy lẫn nhau và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Hai bên đã xác định các lĩnh vực hợp tác chiến lược ưu tiên như: chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng, kinh tế - thương mại - đầu tư, hợp tác phát triển, văn hóa, giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học và tư pháp, tăng cường hợp tác kết nghĩa giữa các địa phương hai nước... đồng thời nhất trí phối hợp xây dựng và triển khai kế hoạch hành động nhằm hiện thực hóa Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam là hết sức coi trọng quan hệ với Pháp. Quan hệ đối tác chiến lược không chỉ là một đích đến mà chính là một xuất phát điểm mới, với nhiều cơ hội và triển vọng cho hợp tác, cả về song phương lẫn đa phương, đòi hỏi nỗ lực to lớn của hai bên trong triển khai thực hiện, nhằm mang lại những kết quả thực chất, phục vụ lợi ích của cả hai nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị phía Pháp tạo thuận lợi cho hàng hóa của Việt Nam vào Pháp, khuyến khích các tổ chức tín dụng Pháp tham gia vào cơ cấu lại hệ thống ngân hàng và các dự án điện, điện tử, viễn thông và năng lượng tái tạo...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị Pháp ưu tiên tài trợ các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị (cải tạo, nâng cấp nước đô thị, xây dựng hệ thống xử lý nước thải, rác thải), năng lượng sạch, đào tạo nghề, sản xuất nông nghiệp, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam...
Các nhà lãnh đạo Pháp khẳng định ủng hộ hợp tác giữa hai nước, nhất là trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học - công nghệ, viện trợ phát triển, an ninh - quốc phòng…, đồng thời tiếp tục ủng hộ quan hệ Việt Nam với Liên minh châu Âu (EU) trên cơ sở Hiệp định quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện (PCA), ủng hộ Việt Nam trong đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam - EU và hợp tác trên các diễn đàn quốc tế...
Về vấn đề Biển Đông, phía Pháp chia sẻ, ủng hộ lập trường nhất quán của Việt Nam là giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (1982), thực hiện nghiêm chỉnh Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã thành công tốt đẹp, thiết lập khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Pháp - dấu mốc mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Pháp, tạo nền tảng quan trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa 2 nước phát triển sâu rộng, toàn diện, ổn định và bền vững trong thời gian tới.
Đồng thời, đây là một đóng góp quan trọng đối với việc tăng cường hợp tác giữa châu Á và châu Âu nói chung và giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Liên minh châu Âu nói riêng.
* Vào tối 26-9, theo giờ Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, phu nhân và Đoàn Đại biểu Cấp cao Việt Nam đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp.
Tại sân bay Quốc tế Orly, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chứng kiến lễ bàn giao máy bay của hãng Airbus cho hãng hàng không Vietjet Air của Việt Nam.
Tại Sân bay Quốc tế Orly, tham dự buổi lễ bàn giao có Bộ trưởng giao thông Pháp, các quan chức Chính phủ Pháp và Lãnh đạo hãng chế tạo máy bay Airbus. Chiếc máy bay được bàn giao nằm trong chiến lược mua và trang bị dòng máy bay mới và hiện đại của Vietjet Air nhằm mở rộng đường bay nội địa và quốc tế của hãng này.
Trước đó, dưới sự chứng kiến của hai Thủ tướng Việt Nam và Pháp, Airbus và Vietjet Air đã ký kết một thỏa thuận nguyên tắc lên trị giá tới 9,1 tỷ USD, theo đó Vietjet Air đặt hàng mua và thuê tổng cộng 100 chiếc máy bay các loại từ nay cho đến năm 2022. Nếu thực hiện thành công, đây là một trong những thương vụ thuê, mua máy bay lớn nhất của Việt Nam từ trước đến nay và cũng là 1 trong các hợp đồng khổng lồ trên thế giới.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chúc mừng sự kiện bàn giao máy bay giữa Airbus và Vietjet Air, cho rằng đây là điểm khởi đầu cho một thời kỳ hợp tác mạnh mẽ giữa ngành hàng không của hai nước; thành công của các hợp đồng, các dự án hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước là những đóng góp thiết thực cho quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư song phương dù đã có những bước phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, mong muốn của hai bên.
Chính phủ khẳng định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư hai nước hợp tác nhằm tạo ra những kết quả tương xứng với tầm vóc quan hệ Đối tác Chiến lược mà hai nước đã tuyên bố trong chuyến thăm Chính thức Cộng hòa Pháp lần này.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham gia nghi thức đón nhận máy bay về Việt Nam. Chiếc máy bay Airbus mà Vietjet Air nhận bàn giao là loại máy bay A320 Sharklet thế hệ mới, được xuất xưởng từ năm 2012. Đây là dòng máy bay tiết kiệm được 4% nhiên liệu tiêu hao và giảm hơn 1.000 tấn CO2 thải ra hằng năm.
Tại lễ bàn giao, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Bộ trưởng giao thông Pháp cùng Bộ trưởng giao thông Việt Nam gặp gỡ, trao đổi xây dựng kế hoạch hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực hạ tầng và giao thông vận tải, một trong những lĩnh vực thế mạnh của Pháp và cũng là một nội dung trụ cột trong hợp tác chiến lược giữa hai nước, đóng góp thiết thực cho quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Pháp phát triển sâu rộng, toàn diện, ổn định và bền vững trong thời gian tới.
Kết thúc chuyến thăm Chính thức Cộng hòa Pháp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn Lãnh đạo cấp cao Pháp và nhân dân đã dành cho đoàn Việt Nam sự đón tiếp trọng thị, nồng hậu, có một chương trình nghị sự hiệu quả để chuyến thăm thành công tốt đẹp.
Ngay sau đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lên đường sang Hoa Kỳ tham dự phiên thảo luận cấp cao Đại Hội đồng Liên hợp quốc khóa 68./.
Trong thời gian thăm chính thức Cộng hòa Pháp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault, cùng Thủ tướng Pháp ký Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Việt - Pháp lên đối tác chiến lược; hội kiến Tổng thống Pháp Francois Hollande và Chủ tịch Thượng viện Jean - Pierre Bel.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới thăm và phát biểu tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp; tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian, Bí thư toàn quốc Đảng Cộng sản Pháp Pierre Laurent và đoàn đại biểu Hội Hữu nghị Pháp - Việt; đối thoại với đại diện các doanh nghiệp hàng đầu của Pháp; dự lễ khai trương trụ sở mới của Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp (số 61 đường Miromesnil, Quận 8, Paris); gặp gỡ và nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam và cộng đồng người Việt tại Pháp; tới dâng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh; đến thăm "Không gian Hồ Chí Minh", "Không gian Đông Dương" tại Công viên Montreau ở thành phố Montreuil...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Pháp Francois Hollande. Ảnh: VGP |
Nhân chuyến thăm của Thủ tướng, hai bên đã ký kết một loạt văn kiện hợp tác và thỏa thuận quan trọng trên các lĩnh vực như: Nghị định thư tài chính cho dự án trang thiết bị Bệnh viện đa khoa Cần Thơ; Thỏa thuận về trao đổi thông tin thanh tra giám sát ngân hàng giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Cơ quan Giám sát an toàn Pháp (ACPR); Biên bản ghi nhớ giữa Cục Xúc tiến thương mại và Cơ quan vì sự phát triển quốc tế của doanh nghiệp vừa và nhỏ Pháp (Ubifrance); Biên bản thỏa thuận giữa Tập đoàn dầu khí Việt Nam và Tập đoàn GDF Suez về dự án khí hóa lỏng và phát điện Sơn Mỹ, tỉnh Bình Thuận; Ý định thư về việc mua máy bay Airbus A320 giữa Vietjet Air và Tập đoàn Airbus; Bản ghi nhớ giữa Bộ Giao thông vận tải Việt Nam và Tập đoàn Vinci về hợp tác trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải tại Việt Nam…
Các cuộc hội đàm, tiếp xúc cấp cao đã diễn ra trong không khí cởi mở, thẳng thắn, hiểu biết, tin cậy lẫn nhau và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Hai bên đã xác định các lĩnh vực hợp tác chiến lược ưu tiên như: chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng, kinh tế - thương mại - đầu tư, hợp tác phát triển, văn hóa, giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học và tư pháp, tăng cường hợp tác kết nghĩa giữa các địa phương hai nước... đồng thời nhất trí phối hợp xây dựng và triển khai kế hoạch hành động nhằm hiện thực hóa Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam là hết sức coi trọng quan hệ với Pháp. Quan hệ đối tác chiến lược không chỉ là một đích đến mà chính là một xuất phát điểm mới, với nhiều cơ hội và triển vọng cho hợp tác, cả về song phương lẫn đa phương, đòi hỏi nỗ lực to lớn của hai bên trong triển khai thực hiện, nhằm mang lại những kết quả thực chất, phục vụ lợi ích của cả hai nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị phía Pháp tạo thuận lợi cho hàng hóa của Việt Nam vào Pháp, khuyến khích các tổ chức tín dụng Pháp tham gia vào cơ cấu lại hệ thống ngân hàng và các dự án điện, điện tử, viễn thông và năng lượng tái tạo...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị Pháp ưu tiên tài trợ các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị (cải tạo, nâng cấp nước đô thị, xây dựng hệ thống xử lý nước thải, rác thải), năng lượng sạch, đào tạo nghề, sản xuất nông nghiệp, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam...
Các nhà lãnh đạo Pháp khẳng định ủng hộ hợp tác giữa hai nước, nhất là trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học - công nghệ, viện trợ phát triển, an ninh - quốc phòng…, đồng thời tiếp tục ủng hộ quan hệ Việt Nam với Liên minh châu Âu (EU) trên cơ sở Hiệp định quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện (PCA), ủng hộ Việt Nam trong đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam - EU và hợp tác trên các diễn đàn quốc tế...
Về vấn đề Biển Đông, phía Pháp chia sẻ, ủng hộ lập trường nhất quán của Việt Nam là giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (1982), thực hiện nghiêm chỉnh Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã thành công tốt đẹp, thiết lập khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Pháp - dấu mốc mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Pháp, tạo nền tảng quan trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa 2 nước phát triển sâu rộng, toàn diện, ổn định và bền vững trong thời gian tới.
Đồng thời, đây là một đóng góp quan trọng đối với việc tăng cường hợp tác giữa châu Á và châu Âu nói chung và giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Liên minh châu Âu nói riêng.
* Vào tối 26-9, theo giờ Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, phu nhân và Đoàn Đại biểu Cấp cao Việt Nam đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp.
Tại sân bay Quốc tế Orly, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chứng kiến lễ bàn giao máy bay của hãng Airbus cho hãng hàng không Vietjet Air của Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự lễ bàn giao chiếc máy bay A320 Sharklet đầu tiên cho hãng hàng không VietJet Air ngày 26-9 tại sân bay Orly, Paris. Ảnh:TTXVN |
Tại Sân bay Quốc tế Orly, tham dự buổi lễ bàn giao có Bộ trưởng giao thông Pháp, các quan chức Chính phủ Pháp và Lãnh đạo hãng chế tạo máy bay Airbus. Chiếc máy bay được bàn giao nằm trong chiến lược mua và trang bị dòng máy bay mới và hiện đại của Vietjet Air nhằm mở rộng đường bay nội địa và quốc tế của hãng này.
Trước đó, dưới sự chứng kiến của hai Thủ tướng Việt Nam và Pháp, Airbus và Vietjet Air đã ký kết một thỏa thuận nguyên tắc lên trị giá tới 9,1 tỷ USD, theo đó Vietjet Air đặt hàng mua và thuê tổng cộng 100 chiếc máy bay các loại từ nay cho đến năm 2022. Nếu thực hiện thành công, đây là một trong những thương vụ thuê, mua máy bay lớn nhất của Việt Nam từ trước đến nay và cũng là 1 trong các hợp đồng khổng lồ trên thế giới.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chúc mừng sự kiện bàn giao máy bay giữa Airbus và Vietjet Air, cho rằng đây là điểm khởi đầu cho một thời kỳ hợp tác mạnh mẽ giữa ngành hàng không của hai nước; thành công của các hợp đồng, các dự án hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước là những đóng góp thiết thực cho quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư song phương dù đã có những bước phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, mong muốn của hai bên.
Chính phủ khẳng định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư hai nước hợp tác nhằm tạo ra những kết quả tương xứng với tầm vóc quan hệ Đối tác Chiến lược mà hai nước đã tuyên bố trong chuyến thăm Chính thức Cộng hòa Pháp lần này.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham gia nghi thức đón nhận máy bay về Việt Nam. Chiếc máy bay Airbus mà Vietjet Air nhận bàn giao là loại máy bay A320 Sharklet thế hệ mới, được xuất xưởng từ năm 2012. Đây là dòng máy bay tiết kiệm được 4% nhiên liệu tiêu hao và giảm hơn 1.000 tấn CO2 thải ra hằng năm.
Tại lễ bàn giao, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Bộ trưởng giao thông Pháp cùng Bộ trưởng giao thông Việt Nam gặp gỡ, trao đổi xây dựng kế hoạch hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực hạ tầng và giao thông vận tải, một trong những lĩnh vực thế mạnh của Pháp và cũng là một nội dung trụ cột trong hợp tác chiến lược giữa hai nước, đóng góp thiết thực cho quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Pháp phát triển sâu rộng, toàn diện, ổn định và bền vững trong thời gian tới.
Kết thúc chuyến thăm Chính thức Cộng hòa Pháp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn Lãnh đạo cấp cao Pháp và nhân dân đã dành cho đoàn Việt Nam sự đón tiếp trọng thị, nồng hậu, có một chương trình nghị sự hiệu quả để chuyến thăm thành công tốt đẹp.
Ngay sau đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lên đường sang Hoa Kỳ tham dự phiên thảo luận cấp cao Đại Hội đồng Liên hợp quốc khóa 68./.
Tổng Bí thư: Quyết phòng chống cho được "giặc nội xâm"  (27/09/2013)
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh thăm, làm việc với Ban Chỉ đạo Tây Bắc  (27/09/2013)
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự khai giảng Trường CĐSP Hà Nội  (27/09/2013)
Ra mắt bộ tiểu thuyết lịch sử “Đường thời đại”  (27/09/2013)
Kỷ niệm 64 năm Quốc khánh Trung Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh  (27/09/2013)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay