Hội Nghinh Ông Cần Giờ là di sản văn hóa quốc gia
Trong đợt 3 này, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công bố có 6 di sản được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tính đến nay, cả nước có 41 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Riêng Thành phố Hồ Chí Minh có 2 di sản; trong đó, có lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ.
Ông Lê Văn Hùng, Cục trưởng Cục công tác phía Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận định: Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ được công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia là vinh dự lớn đối với huyện Cần Giờ và Thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó khẳng định nét văn hóa đặc sắc, độc đáo của Lễ hội, đồng thời cũng ghi nhận những nỗ lực của chính quyền và ngư dân huyện Cần Giờ trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong thời gian qua.
Việc bảo tồn và phát huy hơn nữa giá trị của lễ hội Nghinh Ông cần phải có sự kết hợp tổng hòa giữa địa phương và Trung ương. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao cho Thành phố, đặc biệt là huyện Cần Giờ tiếp tục xây dựng đề án bảo tồn và mở rộng phát triển trên cơ sở truyền thống, tiếp tục đào tạo thế hệ trẻ tiếp nối, lưu truyền và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Lễ hội Nghinh Ông gắn liền với tục thờ cá Ông (cá Voi) phổ biến của ngư dân các tỉnh ven biển từ Quảng Bình trở vào đến Hà Tiên (Kiên Giang).
Tại Cần Giờ, lễ hội Nghinh Ông được tổ chức vào dịp rằm trung thu, trong 3 ngày từ 15 đến 17-8 âm lịch; trong đó, có hai phần chính Lễ và Hội. Tại Lăng Ông Thủy Tướng và Bến đò cơ khí, phần trọng tâm của lễ hội là nghi lễ Nghinh Ông trên biển được diễn ra vào ngày 16-8 âm lịch. Trước đó, các nghi thức cúng lễ đã được tổ chức long trọng và trang nghiêm tại Lăng Ông Thủy Tướng.
Lễ hội phản ánh niềm tin, tín ngưỡng, quan niệm và tri thức dân gian của ngư dân huyện Cần Giờ. Các nghi thức, nghi lễ cùng những hoạt động diễn ra trong lễ hội đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của ngư dân, nhằm tạ ơn Thần Nam Hải (cá Voi) và Thần biển đã che chở, hỗ trợ ngư dân trong cuộc sống, sản xuất. Lễ hội cũng là lễ cầu mong sự bình an khi ra biển, cầu mong một mùa bội thu, đây còn là dịp để các ngư dân tạ ơn những người đã chế tạo ra phương tiện và ngư cụ sản xuất…/.
Festival Đua ghe Ngo đồng bào dân tộc Khmer Đồng bằng sông Cửu Long - Sóc Trăng lần thứ nhất  (19/09/2013)
Các mô hình liên kết sản xuất lúa - Nền tảng phát triển “Cánh đồng mẫu lớn” ở An Giang  (19/09/2013)
Các mô hình liên kết sản xuất lúa - Nền tảng phát triển “Cánh đồng mẫu lớn” ở An Giang  (19/09/2013)
Tái cấu trúc kinh tế: Thực tiễn châu Âu và hàm ý cho Việt Nam  (19/09/2013)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Cộng hòa Pháp  (19/09/2013)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển