Festival Đua ghe Ngo đồng bào dân tộc Khmer Đồng bằng sông Cửu Long - Sóc Trăng lần thứ nhất
Festival Đua ghe Ngo đồng bào Khmer Đồng bằng sông Cửu Long - Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2013 nhằm tạo ra sản phẩm văn hóa đặc trưng gắn với mục tiêu bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của địa phương và vùng Đồng bằng sông Cửu Long; góp phần khai thác tiềm năng du lịch của tỉnh Sóc Trăng, đáp ứng xu thế hội nhập, liên kết phát triển vùng. Festival sẽ phục hồi tương đối hoàn thiện nghi thức Lễ hội Óoc Om Bóc truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tái hiện những nghi lễ truyền thống, nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Khmer trong sự giao thoa văn hóa đa dạng, hài hòa với văn hóa của cộng đồng các dân tộc sinh sống ở Sóc Trăng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đây cũng là dịp tôn vinh di sản văn hóa, phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc, qua đó tích lũy kinh nghiệm để tiến tới tổ chức Festival Đua ghe Ngo quốc tế.
Festival có các hoạt động chính là Lễ Khai mạc, Lễ Bế mạc, Đua ghe Ngo. Điểm nhấn của Lễ Khai mạc là chương trình nghệ thuật sân khấu hóa vụ mùa và nghi thức cúng lễ nông nghiệp của dân tộc người Khmer, tất cả hướng về Trăng, về Lúa và biết ơn người lao động. Chương trình Đua ghe Ngo trong Lễ hội Óoc Om Bóc là nghi thức của đồng bào dân tộc Khmer tiễn nước sau mùa gieo trồng, đón mừng vụ mùa bội thu, là ngày hội thể thao mang tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc. Tham dự có gần 50 đội đua ghe Ngo của các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Lễ Bế mạc Festival sẽ giới thiệu các thành tựu trong nghệ thuật biểu diễn của đồng bào dân tộc Khmer ở Sóc Trăng mang chủ đề “Sóc Trăng: Trí Tuệ - Năng Động - Nhân Ái - Hào Hiệp - Thanh Lịch; Sóc Trăng trong lòng các bạn”.
Ngoài ra, trong thời gian diễn ra Festival còn có nhiều hoạt động kết hợp như Hội chợ Thương mại và Triển lãm; Liên hoan ẩm thực 3 dân tộc Kinh - Khmer - Hoa; Trò chơi dân gian - Hội thao dân tộc, Triển lãm ảnh “Sóc Trăng xưa”; Liên hoan Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ; Lễ Cúng trăng - Oóc Om Bóc; Thả đèn nước; Hội thi trang phục 3 dân tộc Kinh - Khmer - Hoa…
Các mô hình liên kết sản xuất lúa - Nền tảng phát triển “Cánh đồng mẫu lớn” ở An Giang  (19/09/2013)
Các mô hình liên kết sản xuất lúa - Nền tảng phát triển “Cánh đồng mẫu lớn” ở An Giang  (19/09/2013)
Tái cấu trúc kinh tế: Thực tiễn châu Âu và hàm ý cho Việt Nam  (19/09/2013)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Cộng hòa Pháp  (19/09/2013)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam