Tình hình di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO
21:50, ngày 26-08-2013
TCCSĐT - Ngày 26-8-2013, tại Hà Nội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp Chương trình Hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO tổ chức Hội thảo: Công bố kết quả Dự án “Tình hình di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO”.
Đây là Hội thảo nhằm tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện và chia sẻ những kết quả đạt được từ Dự án.
“Tình hình di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO” là dự án được thực hiện từ tháng 4-2012 đến tháng 8-2013 với tổng kinh phí 329.050 USD do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện với sự tài trợ của Bộ Phát triển quốc tế Anh (DFID), Cơ quan Phát triển quốc tế Australia (AusAID), Chương trình Hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO. Mục tiêu của Dự án là góp phần cải thiện đời sống của người lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và khu công nghiệp tại Việt Nam, lao động ở khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp thông qua việc ban hành các chính sách, cơ chế quản lý hỗ trợ nhóm đối tượng lao động nêu trên.
Để có cái nhìn tổng thể, chân thực về thực trạng đời sống, việc làm của lao động di chuyển từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp, lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, Dự án đã lựa chọn các tỉnh: Thái Nguyên, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Đà Nẵng, Quảng Nam, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, đây là những tỉnh, thành phố có nhiều lao động di cư đến làm việc tại khu công nghiệp, khu chế xuất và những tỉnh, thành phố đang trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện điều tra, khảo sát.
Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy, chủ yếu các lao động di cư đều nhằm mục đích tìm kiếm co mình một công việc có thể mang lại thu nhập cao hơn. Những lao động này, có tỷ lệ nữ giới 61,3% áp đảo so với 31,7% nam giới và có độ tuổi trung bình là 23. Quá trình di cư lao động từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp đang dần thay thế các chương trình di cư theo kế hoạch của Nhà nước. Di cư hộ gia đình cũng ít dần đi và được thay thế bằng di cư cá nhân. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, mặc dù đã có chính sách nhà ở công nhân, nhà xã hội, đề án tạo việc làm và đào tạo nghề cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp… song hầu hết những chính sách này vẫn đang gặp khó khăn trong việc triển khai.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra thực tế là 66,1% lao động di cư không có chuyên môn kỹ thuật. Tỷ lệ tốt nghiệp đại học là 6,5%. Điều này tiềm ẩn những rủi ro cho người lao động di cư khi công việc của họ thường mang tính chất độc hại, nguy hiểm và thiếu ổn định. Đáng lo ngại nhất là có tới 30,5% người lao động di cư làm các công việc có đặc điểm ô nhiễm tiếng ồn, bụi bẩn; 14,1% làm công việc độc hại; 10,4% làm công việc có tính chất nguy hiểm. Bên cạnh đó, nhóm di cư làm nghề tự do thường không có hợp đồng lao động, không tham gia bảo hiểm. Đây là nhóm yếu thế, do công việc thiếu ổn định, thu nhập thấp.
Về vấn đề an ninh trật tự liên quan đến lao động di cư, theo kết quả khảo sát, có 51,3% người lao động di cư được hỏi cho rằng, tình trạng mất an ninh trật tự thường đến từ nhóm người di cư, chỉ 21% cho rằng do người tại địa phương. Bên cạnh đó, tình trạng mâu thuẫn giữa lao động di cư và lao động địa phương vẫn xảy ra. Có 92,9% lao động di cư được hỏi cho rằng, địa phương sở tại không có bất kỳ hỗ trợ gì cho họ. Thêm một phát hiện nữa của nhóm khảo sát là có tới 50% số người di cư đang có việc làm ở địa phương song vẫn có nhu cầu di cư ra thành thị... Nguyên nhân chủ yếu là tình trạng việc làm không ổn định, thu nhập tại địa phương thấp đã tạo nên “lực đẩy”, khiến lao động muốn di cư khỏi địa phương ngày càng tăng.
Theo các đại biểu tham dự Hội thảo, một trong những thành công quan trọng mà Dự án đem lại là đã góp phần hoạch định các nội dung về quản lý, hỗ trợ cho lao động di cư, lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trong Dự án Luật Việc làm (dự kiến trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6 tới); trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 52/2012/QĐ-Ttg ngày 16-11-2012 về chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp; lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và khu công nghiệp; dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách quản lý và hỗ trợ lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và khu công nghiệp.
Bên cạnh đó, Dự án góp phần thực hiện tốt chiến lược quốc gia về giải quyết việc làm cho những nhóm lao động mới phát sinh (lao động di cư), vừa nhằm hạn chế tình trạng thiếu việc làm, mất việc làm do ảnh hưởng của việc gia nhập WTO đối với một bộ phần lớn dân cư ở nông thôn, vùng kinh tế khó khăn, vừa đảm bảo giảm tình trạng thất nghiệp, chống đói nghèo ở địa phương.
Dự án này được các chuyên gia đánh giá tích cực, đặt cơ sở cho việc nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành về vấn đề lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp và được thể hiện thông qua việc hoạch định chính sách, cơ chế quản lý nhà nước đối với nhóm đối tượng lao động di cư cả hiện tại và tương lai, gắn tạo việc làm với phát triển kinh tế xã hội./.
“Tình hình di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO” là dự án được thực hiện từ tháng 4-2012 đến tháng 8-2013 với tổng kinh phí 329.050 USD do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện với sự tài trợ của Bộ Phát triển quốc tế Anh (DFID), Cơ quan Phát triển quốc tế Australia (AusAID), Chương trình Hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO. Mục tiêu của Dự án là góp phần cải thiện đời sống của người lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và khu công nghiệp tại Việt Nam, lao động ở khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp thông qua việc ban hành các chính sách, cơ chế quản lý hỗ trợ nhóm đối tượng lao động nêu trên.
Để có cái nhìn tổng thể, chân thực về thực trạng đời sống, việc làm của lao động di chuyển từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp, lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, Dự án đã lựa chọn các tỉnh: Thái Nguyên, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Đà Nẵng, Quảng Nam, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, đây là những tỉnh, thành phố có nhiều lao động di cư đến làm việc tại khu công nghiệp, khu chế xuất và những tỉnh, thành phố đang trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện điều tra, khảo sát.
Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy, chủ yếu các lao động di cư đều nhằm mục đích tìm kiếm co mình một công việc có thể mang lại thu nhập cao hơn. Những lao động này, có tỷ lệ nữ giới 61,3% áp đảo so với 31,7% nam giới và có độ tuổi trung bình là 23. Quá trình di cư lao động từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp đang dần thay thế các chương trình di cư theo kế hoạch của Nhà nước. Di cư hộ gia đình cũng ít dần đi và được thay thế bằng di cư cá nhân. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, mặc dù đã có chính sách nhà ở công nhân, nhà xã hội, đề án tạo việc làm và đào tạo nghề cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp… song hầu hết những chính sách này vẫn đang gặp khó khăn trong việc triển khai.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra thực tế là 66,1% lao động di cư không có chuyên môn kỹ thuật. Tỷ lệ tốt nghiệp đại học là 6,5%. Điều này tiềm ẩn những rủi ro cho người lao động di cư khi công việc của họ thường mang tính chất độc hại, nguy hiểm và thiếu ổn định. Đáng lo ngại nhất là có tới 30,5% người lao động di cư làm các công việc có đặc điểm ô nhiễm tiếng ồn, bụi bẩn; 14,1% làm công việc độc hại; 10,4% làm công việc có tính chất nguy hiểm. Bên cạnh đó, nhóm di cư làm nghề tự do thường không có hợp đồng lao động, không tham gia bảo hiểm. Đây là nhóm yếu thế, do công việc thiếu ổn định, thu nhập thấp.
Về vấn đề an ninh trật tự liên quan đến lao động di cư, theo kết quả khảo sát, có 51,3% người lao động di cư được hỏi cho rằng, tình trạng mất an ninh trật tự thường đến từ nhóm người di cư, chỉ 21% cho rằng do người tại địa phương. Bên cạnh đó, tình trạng mâu thuẫn giữa lao động di cư và lao động địa phương vẫn xảy ra. Có 92,9% lao động di cư được hỏi cho rằng, địa phương sở tại không có bất kỳ hỗ trợ gì cho họ. Thêm một phát hiện nữa của nhóm khảo sát là có tới 50% số người di cư đang có việc làm ở địa phương song vẫn có nhu cầu di cư ra thành thị... Nguyên nhân chủ yếu là tình trạng việc làm không ổn định, thu nhập tại địa phương thấp đã tạo nên “lực đẩy”, khiến lao động muốn di cư khỏi địa phương ngày càng tăng.
Theo các đại biểu tham dự Hội thảo, một trong những thành công quan trọng mà Dự án đem lại là đã góp phần hoạch định các nội dung về quản lý, hỗ trợ cho lao động di cư, lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trong Dự án Luật Việc làm (dự kiến trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6 tới); trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 52/2012/QĐ-Ttg ngày 16-11-2012 về chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp; lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và khu công nghiệp; dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách quản lý và hỗ trợ lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và khu công nghiệp.
Bên cạnh đó, Dự án góp phần thực hiện tốt chiến lược quốc gia về giải quyết việc làm cho những nhóm lao động mới phát sinh (lao động di cư), vừa nhằm hạn chế tình trạng thiếu việc làm, mất việc làm do ảnh hưởng của việc gia nhập WTO đối với một bộ phần lớn dân cư ở nông thôn, vùng kinh tế khó khăn, vừa đảm bảo giảm tình trạng thất nghiệp, chống đói nghèo ở địa phương.
Dự án này được các chuyên gia đánh giá tích cực, đặt cơ sở cho việc nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành về vấn đề lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp và được thể hiện thông qua việc hoạch định chính sách, cơ chế quản lý nhà nước đối với nhóm đối tượng lao động di cư cả hiện tại và tương lai, gắn tạo việc làm với phát triển kinh tế xã hội./.
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 19-8 đến 25-8-2013)  (26/08/2013)
Liên hợp quốc ủng hộ xây công viên trên biên giới liên Triều  (26/08/2013)
Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam  (26/08/2013)
Khoảng lặng để suy ngẫm  (26/08/2013)
Hà Nội tuyên dương thủ khoa xuất sắc năm 2013  (26/08/2013)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay